Bài viết này được nghiên cứu với mục đích nhằm so sánh điện châm với tần số kích thích (TSKT) cao và TSKT thấp đối với hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân (BN) sau mổ bướu giáp. . | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM VỚI TẦN SỐ KHÁC NHAU LÊN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU SAU MỔ BƯỚU GIÁP Phạm Hồng Vân*; Lê Văn Quân** TÓM TẮT Mục tiêu: so sánh điện châm với tần số kích thích (TSKT) cao và TSKT thấp đối với hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân (BN) sau mổ bướu giáp. Đối tượng và phương pháp: 200 BN sau mổ cắt bướu giáp, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm 1: (n = 100): điều trị bằng điện châm với TSKT cao 10 Hz; nhóm 2 (n = 100): điều trị bằng điện châm với TSKT thấp 10 Hz. Tất cả BN đều được châm tả các huyệt Hợp cốc, Phù đột, Thiên đột, Khí xá, Nhân nghinh với liệu trình điều trị 1 lần/ngày x 3 ngày. So sánh sự khác nhau về hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm bằng mức thang điểm đau VAS, ngưỡng đau. Kết quả: điện châm với TSKT cao có tác dụng giảm tỷ lệ người bệnh có mức độ đau trung bình và rất đau, tăng ngưỡng đau hơn so với điện châm với tần số thấp. Kết luận: ở BN sau phẫu thuật bướu giáp, điện châm với TSKT cao có tác dụng giảm đau hiệu quả hơn so với điện châm với TSKT thấp. * Từ khóa: Phẫu thuật bướu giáp; Điện châm; Giảm đau; Tần số kích thích. Effects of Electro-Acupuncture Stimulation at Different Frequencies on Postoperative Pain Relief in Thyroidectomy Patients Summary Objectives: To compare effects of electro-acupuncture stimulation of different frequencies on reducing pain in patients after thyroid surgeries. Subjects and methods: 200 patients suffered from thyroid surgeries, were separated randomly into 2 experimental groups. Group 1: 100 patients were treated by electro-acupuncture at the frequency 4 Hz; group 2: 100 patients were treated by electro-acupuncture at the frequency 10 Hz. All patients were treated by electroacupuncture at He Gu, Fu tu, Tian Tu, Qi She, Ren Ying for one time a day in three days. Analyzing differences in effects of electro-acupuncture in two experimental groups by comparing ratios of patients with no pain, moderate and worst pain in visual analogue scales, thresholds .