Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá khả năng định lượng nọc rắn Hổ mang (Naja atra) của bộ xét nghiệm ELISA định lượng nọc rắn trong mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 36 bệnh nhân (BN) (32 nam, 4 nữ) được chẩn đoán bị rắn Hổ mang cắn, độ tuổi trung bình 46, thời gian nhập viện chủ yếu trong 24 giờ đầu sau khi bị rắn cắn. | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BỘ KÍT ELISA ĐỊNH LƯỢNG NỌC RẮN HỔ MANG Naja atra TRÊN LÂM SÀNG Hà Thị Hải*; Nguyễn Ngọc Tuấn** Đỗ Khắc Đại**; Nguyễn Đặng Dũng** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu này đánh giá khả năng định lượng nọc rắn Hổ mang (Naja atra) của bộ xét nghiệm ELISA định lượng nọc rắn trong mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 36 bệnh nhân (BN) (32 nam, 4 nữ) được chẩn đoán bị rắn Hổ mang cắn, độ tuổi trung bình 46, thời gian nhập viện chủ yếu trong 24 giờ đầu sau khi bị rắn cắn. Kết quả: nồng độ nọc rắn định lượng được trong huyết thanh BN dao động từ 2,8 - 159,1 ng/ml; 26/36 mẫu (72%) cho kết quả nồng độ nọc rắn < 50 ng/ml; có mối liên quan giữa nồng độ nọc rắn với số liều huyết 2 thanh kháng nọc rắn (HTKNR) dùng điều trị (R = 0,51; p < 0,001), mối liên quan này chặt chẽ hơn khi phân tích nhóm BN nhập viện trong 6 giờ đầu kể từ khi bị rắn cắn (R2 = 0,72; p < 0,001). Kết luận: bộ kít cho phép xác định nồng độ nọc rắn Hổ mang trong mẫu huyết thanh BN bị rắn Hổ mang cắn. Việc xác định nồng độ nọc rắn đặc biệt có giá trị khi thực hiện xét nghiệm ở BN bị rắn độc cắn nhập viện trong 6 giờ đầu. * Từ khóa: Nọc rắn; Naja atra; Định lượng. Evaluation of the Effect of Quantitative ELISA Test Kit for Naja atra Venom on Clinical Summary Objectives: To evaluate the testing capability of the quantitative ELISA test kit we had developed on clinical samples taken from Naja atra snake-bite patients. Subjects and methods: Involved 36 patients (32 males, 4 females) diagnosed to be bitten by Naja atra snake and hospitalized mainly within 24 hours from the snake-bite. Results: Concentrations of Naja atra venom in 36 serum samples ranged between - ng/mL; 26/36 (72%) samples had venom concentration below 50 ng/mL; there was a statistically significant relationship between venom concentration and number of antivenom units used for treatment (R2 = , p < ) and this relationship was stronger in patients .