Bài viết trình bày tình trạng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam liên quan đến việc sử dụng chất gây rụng lá (chủ yếu là chất da cam) trong chiến tranh từ 1962 - 1971, là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm dioxin hiện nay của người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm dioxin và tìm hiểu các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ phơi nhiễm dioxin. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016 NỒNG ĐỘ DIOXIN TRONG MÁU VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG THỰC PHẨM CỦA NGƢỜI DÂN SINH SỐNG QUANH SÂN BAY BIÊN HÒA - MỘT ĐIỂM NÓNG Ô NHIỄM DIOXIN TẠI VIỆT NAM Phạm Thế Tài*; Nishijo Muneko**; Đỗ Minh Trung* Nguyễn Văn Long*; Hoàng Văn Lương* TÓM TẮT Mục tiêu: ô nhiễm dioxin tại Việt Nam liên quan đến việc sử dụng chất gây rụng lá (chủ yếu là chất da cam) trong chiến tranh từ 1962 - 1971, là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm dioxin hiện nay của người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm dioxin và tìm hiểu các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ phơi nhiễm dioxin. Đối tượng và phương pháp: tổng số 51 đối tượng (19 nam và 32 nữ) sinh sống quanh sân bay Biên Hòa. Các đối tượng được định lượng dioxin trong máu bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ độ phân giải cao (GC/MS). Đánh giá thói quen sử dụng các loại thực phẩm hằng ngày thông qua bộ câu hỏi. Kết quả và kết luận: nồng độ dioxin trong máu, đặc biệt đồng đẳng 2,3,7,8TetraCDD ở mức cao ( pg/g mỡ, chiếm 26% tổng độ độc TEQ). Tương quan nồng độ giữa 17 đồng đẳng phản ánh tình trạng phơi nhiễm dioxin có nguồn gốc chất da cam của cư dân sinh sống quanh sân bay Biên Hòa. Tần suất sử dụng một số thực phẩm nguồn gốc động vật như cá biển, thịt gà, thịt bò, trứng gà liên quan đến gia tăng nồng độ dioxin trong máu. * Từ khóa: Dioxin; Chất da cam; Thực phẩm; Thói quen sử dụng; Sân bay Biên Hoà. Concentrations of Dioxin in Blood and Food Consumption Habits of the Population Living Near Bienhoa Airbase - “Hot Spot” Contaminated with Dioxin in Vietnam Summary Aims: Dioxin contamination in Vietnam is associated with the spraying of herbicides (mainly agent orange) in Vietnam during the war from 1962 to 1971 is a public concern. This study aimed to estimate the existing concentrations of dioxin in blood and habits of daily food consumption that related to exposure of dioxin of the population living near the area contaminated with