Khảo sát nồng độ Hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính

Bài viết tập trung nghiên cứu nồng độ Hs-CRP ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng nghiên cứu gồm 70 BN trong đó 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, 34 người bình thường đến khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 1 - 2015 đến 5 - 2015. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ Hs-CRP HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI CHI DƢỚI MẠN TÍNH Mai iến Dũng*; Hoàng iến Ưng**; Hà Hoàng Kiệm** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu nồng độ Hs-CRP ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng: 70 BN trong đó 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, 34 người bình thường đến khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 1 - 2015 đến 5 - 2015. Phương pháp: tiến cứu, nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, có đối chứng. 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới thuộc nhóm nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và lấy máu xét nghiệm nồng độ Hs-CRP. 34 người được xác định khỏe mạnh đưa vào nhóm chứng và lấy máu xét nghiệm nồng độ Hs-CRP. Kết quả: nồng độ Hs-CRP trung bình của nhóm bệnh là 22,29 ± 35,56 mg/l. Nồng độ Hs-CRP ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (2,03 ± 1,02 mg/l) (p 50%. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Tắc động mạch chi dưới cấp. - Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. - Bệnh lý động mạch ngoại biên không phải do nguyên nhân xơ vữa mạch máu gây ra (hội chứng Takayasu, hội chứng Raynaud.). - Nguyên nhân khác gây hẹp hoặc tắc lòng động mạch (khối u chèn ép, bệnh lý van tim gây huyết khối, chấn thương.). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mở, tiến cứu, mô tả cắt ngang, ngẫu nhiên có đối chứng. Nghiên cứu gồm 70 BN được chia làm 2 nhóm: + Nhóm I (nhóm nghiên cứu): 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới được khám lâm sàng, chụp động mạch chi dưới thấy hình ảnh hẹp ĐMNV chi dưới với lòng động mạch hẹp > 50%, khai thác đặc điểm chung (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), chỉ số khối cơ thể (BMI), yếu tố nguy cơ (THA, ĐTĐ, tiền sử hút thuốc, rối loạn lipid máu). Đánh giá triệu chứng lâm sàng (quan sát màu sắc da, loét, hoại tử chi, bắt mạch, khai thác cơn đau cách hồi) và làm xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm nồng độ Hs-CRP và xét nghiệm thường quy (công thức máu, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.