Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu thời gian sống còn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn và nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân (BN) thẩm phân phúc mạc (TPPM) tại Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017 NGUYÊN NHÂN TỬ VONG VÀ THỜI GIAN SỐNG CÒN Ở BỆNH NHÂN THẨM PHÂN PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Nguy n Bách*; Nguy n H u Dũng** TÓM TẮT Mục tiêu: tìm hiểu thời gian sống còn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống còn và nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân (BN) thẩm phân phúc mạc (TPPM) tại Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả theo dõi dọc trên 68 BN suy thận mạn (STM) được TPPM liên tục ngoại trú ≥ 3 tháng tại Bệnh viện Thống Nhất từ 1 - 2005 đến 10 - 2014. Kết quả: thời gian sống còn trung bình 46,78 tháng. Tỷ lệ sống sau 5 năm 45%. Phân tích đa biến Cox Proportional Hazards Model yếu tố kết hợp thời gian sống còn ngắn là chỉ định TPPM do kiệt đường mạch máu HR (95%CI của HR) 0,401 (0,181 - 0,889) với p = 0,024. Tỷ lệ tử vong ở BN TPPM do nhóm nguyên nhân viêm phúc mạc, suy kiệt cơ thể nặng, tim mạch và nhiễm trùng khác lần lượt là 31,25%; 25%; 28,13% và 6,25%. Kết luận: thời gian sống còn BN TPPM ngắn, tỷ lệ sống còn > 5 năm thấp (45%). Yếu tố kết hợp với thời gian sống còn ngắn là chỉ định TPPM do kiệt các đường mạch ngoại biên. Nguyên nhân tử vong hàng đầu là viêm phúc mạc. * Từ khóa: Thẩm phân phúc mạc; Thời gian sống còn; Nguyên nhân tử vong. Cause of Death and Survival Rates in Chronic Ambulatory Peritoneal Dialysis Patients in Thongnhat Hospital Summary Objectives: To investgate survival rate, associated factors with short survival rate, and to identify causes of death of chronic ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) patients in Thongnhat Hospital, Hochiminh City. Subjects and methods: Prospective, discriptive and longitudinal study on 68 CAPD patients were included in Thongnhat Hospital, Hochiminh City during the period of 1 - 2005 to 10 - 2014. Results: Mean survival time was months. The five year survival rate for the patients was 45%. Multivariate analysis using Cox Proportional Hazards Model, the HR (95% confidence interval) for the factor of .