Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá mức độ nhiễm độc và một số yếu tố liên quan của ngộ độc (NĐ) cấp các chất ăn mòn trên đường tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả kết hợp hồi cứu trên 82 bệnh nhân (BN) NĐ các chất ăn mòn, có 64 BN điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ 01 - 2012 đến 11 - 2014 được đánh giá nội soi dạ dày - thực quản. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ NHIỄM ĐỘC CỦA NGỘ ĐỘC CẤP CÁC CHẤT ĂN MÕN TRÊN ĐƢỜNG TIÊU HÓA Vũ Xuân Nghĩa*; Hà Trần Hưng** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá mức độ nhiễm độc và một số yếu tố liên quan của ngộ độc (NĐ) cấp các chất ăn mòn trên đường tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả kết hợp hồi cứu trên 82 bệnh nhân (BN) NĐ các chất ăn mòn, có 64 BN điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ 01 - 2012 đến 11 - 2014 được đánh giá nội soi dạ dày thực quản. Kết quả: nam 53,7%, nhóm tuổi từ 15 - 24 gặp nhiều nhất (31,7%). NĐ mức độ nặng, trung bình và nhẹ lần lượt là: 14,6%, 34,1% và 51,3%. Không có sự khác biệt về độ nặng giữa nhóm NĐ axít, bazơ và các chất ăn mòn khác. Tỷ lệ BN uống lượng hóa chất ăn mòn > 30 ml trong nhóm BN nặng, trung bình và nhẹ là 75%, 17,9% và 12,5%. Có sự khác biệt về độ nặng giữa các nhóm uống số lượng hóa chất khác nhau (p 0,05 Tổng Không có sự khác biệt về độ nặng giữa các nhóm nguyên nhân với p > 0,05. * Lượng chất ăn mòn đã uống: ≤ 10 ml: 20 BN (24,4%); 10 - 30 ml: 41 BN (50%); ≥ 30 ml: 19 BN (23,2%). 2 BN không ước lượng được số lượng hóa chất uống, 1 BN do bị đầu độc và 1 BN do bị tai nạn. Kết quả cho thấy mức độ nặng gặp ở cả 3 nhóm nguyên nhân axít, bazơ và các chất ăn mòn khác. Không có sự khác biệt về độ nặng giữa các nhóm nguyên nhân gây NĐ, chứng tỏ NĐ các chất ăn mòn trên đường tiêu hóa có thể gây tổn thương nặng đường tiêu hóa mà không phụ thuộc vào bản chất axít mạnh hay bazơ mạnh, ngay cả những chất ăn mòn có pH trung tính cũng có thể gây tổn thương nặng. Kết quả này khác với tài liệu y văn thế giới cho rằng kiềm thường gây tổn thương nặng hơn [2]. Có sự khác biệt này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn khiêm tốn. Bảng 2: Liên quan giữa số lượng hóa chất đã uống và mức độ nhiễm độc. Số lƣợng Độ nặng ≤ 10 ml ≥ 30 ml 10 - 30 ml p n % n % n % Nặng 0 0 3 25 9 75 Trung .