Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát nồng độ lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ bị thừa cân-béo phì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ thừa cân-béo phì (TC – BP) từ 2 đến 15 tuổi đến khám tại khoa nhi bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian khoảng từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Tổng số bệnh nhân được chọn là 40 trẻ. | NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ LIPID MÁU VÀ TÌNH TRẠNG GAN NHIỄM MỠ Ở TRẺ THỪA CÂN-BÉO PHÌ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Nguyễn Thị Cự Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Béo phì trẻ em đang là vấn đề sức khỏe ưu tiên thứ 2 trong công tác phòng chống các bệnh tại các nước châu Á hiện nay. Ở Việt Nam, béo phì ở trẻ em tuy đã được báo động nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức bởi gia đình và nhân viên y tế. Các công trình nghiên cứu về béo phì và các vấn đề liên quan đến béo phì ở người lớn tương đối nhiều nhưng các nghiên cứu về vấn đề này ở trẻ em còn ít, lẻ tẻ. Có bằng chứng cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì với rối loạn lipid máu và gan nhiễm mỡ ở trẻ em mà chính những rối loạn đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển thậm chí là tính mạng của trẻ em. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát nồng độ lipid máu và tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ bị thừa cân-béo phì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ thừa cân-béo phì (TC – BP) từ 2 đến 15 tuổi đến khám tại khoa nhi bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian khoảng từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Tổng số bệnh nhân được chọn là 40 trẻ. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang. Trẻ trong nghiên cứu sẽ được làm xét nghiệm Lipid máu và siêu âm gan để đánh giá tình trạng gan nhiễm mỡ. Kết quả: Có sự biến đổi về nồng độ ở tất cả các chỉ số Lipid máu ở trẻ TC-BP so với nhóm chứng. 37,5% trẻ có tăng cholesterol máu; 50% trẻ tăng triglycerid (TG), 25 % trẻ giảm nồng độ HDL-C máu; 17,5% trẻ TC - BP trong nghiên cứu có tăng nồng độ LDL-C máu. Tình trạng gan nhiễm mỡ (GNM) chiếm 40% trẻ TC-BP. Chủ yếu là GNM độ I (chiếm 81,3%). Chỉ có 1 trường hợp có tình trạng GNM độ III (6,2%).Tỷ lệ GNM tăng lên dần theo tuổi tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trẻ béo phì trung tâm có tỷ lệ GNM cao hơn béo phì ngoại vi nhưng chưa có ý .