Nghiên cứu sự biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch, phân độ nguy cơ và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ khác trong u mô đệm đường tiêu hóa

Mục tiêu là khảo sát một số đặc điểm chung giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch của u mô đệm đường tiêu hóa. Áp dụng phân độ nguy cơ ác tính của u mô đệm đường tiêu hóa theo AFIP 2006 và xác định mối liên quan với các yếu tố tiên lượng kinh điển. | NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU LỘ MỘT SỐ DẤU ẤN MIỄN DỊCH, PHÂN ĐỘ NGUY CƠ VÀ XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ KHÁC TRONG U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA Nguyễn Văn Mão, Trần Xuân Tiến Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Giới thiệu: U mô đệm đường tiêu hóa là u thường gặp nhất trong các loại u trung mô đường tiêu hóa. U có thể gặp dưới niêm mạc ở các vị trí như dạ dày, thực quản, ruột non, đại trực tràng, mạc treo, mạc nối. Về mặt vi thể u có kiểu hình khá đa dạng. Với vai trò chẩn đoán xác định nguồn gốc tế bào u của giải phẫu bệnh đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch đã giúp bệnh nhân được điều trị hợp lý với liệu pháp điều trị đích. Mục tiêu: (i) Khảo sát một số đặc điểm chung giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch của u mô đệm đường tiêu hóa. (ii) Áp dụng phân độ nguy cơ ác tính của u mô đệm đường tiêu hóa theo AFIP 2006 và xác định mối liên quan với các yếu tố tiên lượng kinh điển. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 39 trường hợp u mô đệm đường tiêu hóa vào khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 6/2011 – 07/2015. Kết quả: Tuổi trung bình X=55,87±11,91, độ tuổi gặp cao nhất ở nam lẫn nữ là 41 – 60. Kích thước u >2 - 5cm chiếm nhiều nhất 64,1%. Vị trí u chiếm nhiều nhất là dạ dày 48,7%. Típ tế bào hình thoi chiếm chủ yếu 87,2%. Hóa mô miễn dịch cho thấy CD117 dương tính 100%, tiếp theo là Vimentin dương tính với tỷ lệ 97,4%, CD34 dương tính với tỉ lệ đáng kể 61,5%, không có trường hợp nào dương tính với Desmin. GIST nguy cơ cao chiếm ưu thế 46,2%, tiếp theo là GIST nguy cơ trung gian chiếm 28,2%, GIST nguy cơ thấp chiếm 20,5%, còn GIST nguy cơ rất thấp chỉ chiếm 5,1%, nghiên cứu này cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguy cơ theo AFIP 2006 với hoại tử u và xâm nhập niêm mạc. Kết luận: Việc áp dụng Hóa mô miễn dịch vào chẩn đoán xác định GIST với dấu ấn CD117 và phân độ nguy cơ cần được thực hiện rộng rãi đối với u trung mô đường tiêu hóa nhằm định hướng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Từ khóa: U mô đệm đường tiêu hóa,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
100    72    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.