Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đổi mới theo tiếp cận năng lực đã tác động đến nhiều yếu tố: dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, định hướng nghề nghiệp, quan hệ chương trình và sách giáo khoa, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, quản lý chương trình, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, hệ thống giáo dục quốc dân, Mỗi tác động cần đòi hỏi những giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm mục tiêu giáo dục. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG – NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP . Đinh Quang Báo1 TÓM TẮT Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đổi mới theo tiếp cận năng lực đã tác động đến nhiều yếu tố: dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, định hướng nghề nghiệp, quan hệ chương trình và sách giáo khoa, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, quản lý chương trình, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, hệ thống giáo dục quốc dân, Mỗi tác động cần đòi hỏi những giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm mục tiêu giáo dục. Từ khóa: năng lực, tích hợp, phân hóa 1. Chƣơng trình giáo dục phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh dục và tường minh hoá các mục tiêu đó bằng chuẩn đầu ra được mô tả bằng hệ thống các năng lực chung và năng lực chuyên biệt, trong đó mỗi năng lực được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ báo sắp xếp theo một logic chặt chẽ thuận tiện cho việc rèn luyện học sinh, cho việc lựa chọn nội dung kiến thức, phương pháp dạy học phù hợp với học sinh ở các lứa tuổi từ lớp 1 đến lớp 12. Hệ thống năng lực đó xuyên suốt các lớp, các cấp học, các môn học, hoạt động giáo dục và dựa vào đó xác định các phương thức dạy học tích hợp, phát triển năng lực, tác động một cách trực tiếp làm thay đổi mô hình, cấu trúc sách giáo khoa. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng và thực hiện chủ yếu theo định hướng phát triển nội dung. Định hướng này xuất phát từ quan niệm: giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức. Theo đó, chương trình giáo dục là bản phác thảo nội dung và chương trình được bắt đầu bằng xác lập các môn học, nội dung từng môn học; do đó, mục tiêu giáo dục chủ yếu nặng về trang bị nội dung kiến thức từng môn học có tính chuyên biệt, ít có sự kết dính, tích hợp và vì vậy thường nhấn mạnh ghi nhớ, tái hiện kiến thức cả trong hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Hệ lụy tất yếu của định hướng đó làm cho người học ít có .