Đổi mới giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước của Việt Nam. Hơn 10 năm trở lại đây, vấn đề đổi mới phương pháp và chương trình dạy học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng tôi đã triển khai vấn đề trên hai phạm vi: thực trạng của tình hình dạy học văn học hiện nay và sự cần thiết phải đổi mới giáo dục. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 02 - 2016 ISSN 2354-1482 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC - HIỂU CHO HỌC SINH THPT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Nguyễn Thị Thanh Lâm1 TÓM TẮT Đổi mới giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước của Việt Nam. Hơn 10 năm trở lại đây, vấn đề đổi mới phương pháp và chương trình dạy học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng tôi đã triển khai vấn đề trên hai phạm vi: thực trạng của tình hình dạy học văn học hiện nay và sự cần thiết phải đổi mới giáo dục. Chúng tôi cũng đã nêu lên những yêu cầu đổi mới ở tương lai đối với quan niệm giáo dục cũng như phương pháp giảng dạy Ngữ văn. Đặc biệt là dạy học Ngữ văn theo khuynh hướng phát triển năng lực đọc – hiểu cho học sinh. Từ đó chúng tôi đề ra những biện pháp để đạt được mục đích đó. Từ khoá: Giáo dục, đọc - hiểu, đổi mới chương trình và sách giáo khoa, phương pháp 1. Đặt vấn đề cháy bỏng. Và vấn đề đang được xem xét toàn diện. Trong đó có việc nhìn nhận lại tiêu chuẩn trọng tâm của quá trình dạy học. Mà vấn đề năng lực của người học được nhìn nhận là then chốt. Giáo dục phổ thông có vị trí hết sức quan trọng, mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng của giáo dục phổ thông, trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, sâu xa hơn, là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn nhân lực quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” [1, ]. 2. Nội dung . Bộ môn Ngữ văn và năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh THPT Bộ môn Ngữ văn trong chương trình sách giáo khoa mang hai giá trị/ hai lĩnh vực: nghệ thuật và khoa học. Tuy nhiên, do đặc thù bộ môn, học sinh tiếp cận kiến thức văn học phải gắn liền với khả năng cảm thụ văn học.