Cảm thức thiền trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Matsuo Basho

Bài viết bàn về đặc trưng riêng trong thơ thiền của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Masuo Basho, hai đại diện tiêu biểu cho thơ thiền Việt Nam và Nhật Bản, qua đó thấy được những đóng góp quan trọng của họ cho sự phát triển của dòng thơ thiền ở phương Đông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 CẢM THỨC THIỀN TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ MATSUO BASHO ThS. Nguyễn Quang Minh1 ThS. Mai Thị Huệ2 TÓM TẮT Thơ thiền vốn là dòng thơ của tâm hồn tương giao, tương cảm với thiên nhiên, của trí tuệ giác ngộ và của tâm sự lánh đời, thoát ly cõi thế. Chất thiền và chất thơ cũng có mối tương quan sâu sắc bởi tâm hồn nhà thơ thường đa sầu, đa cảm, cô đơn trước cái vô cùng, vô tận của vũ trụ, cái bất tận của thời gian và cái rợn ngợp của không gian. Thế nên phương Đông là cái nôi của thơ thiền với rất nhiều nhà thơ nổi tiếng như Vương Duy, Trương Kế, Đỗ Phủ ở Trung Quốc, Basho, Issa, Buson ở Nhật Bản, Mãn Giác, Viên Chiếu, Trần Nhân Tông ở Việt Nam Bài viết bàn về đặc trưng riêng trong thơ thiền của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Masuo Basho, hai đại diện tiêu biểu cho thơ thiền Việt Nam và Nhật Bản, qua đó thấy được những đóng góp quan trọng của họ cho sự phát triển của dòng thơ thiền ở phương Đông. Từ khóa: Thơ thiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Matsuo Basho 1. Mở đầu Với tư cách là một tông phái hấp thu tinh hoa của các tông phái Phật giáo, thiền là sự cảm nhận cuộc sống một cách trực tiếp, trực giác. Thiền không phải là con người cá nhân mà là sự hòa nhập và tương nhập vào cái lớn hơn, cái toàn thể một cách có ý thức của cá bản luận của thiền có thể được trình bày với nhiều phương thức, cấp độ, cái nhìn, từ nhiều tác phẩm kinh điển - ngữ lục khác nhau. Thiền học phản ánh “tâm tức Phật”. “Tâm” ở đây là hiện thực rộng lớn mang tính toàn thể, là tất cả sự vật hiện tượng, gồm cả “chân không” và “diệu hữu”. Vượt “có - không” để nhận chân bản thể chân như là điều tối cao trong mọi bài thơ Thiền. Cảm thức thiền thể hiện ở những điểm lớn sau: 1,2 Về cái nhìn: Thiền là phương pháp nhìn thẳng đến cuộc đời, một phương pháp có tính cách khác thường. Vì thiền là phương pháp trực tiếp (trực quan) và bằng phương pháp này thiền đã nhìn sự vật như bản chất của nó, không thêm không bớt, đồng thời nhờ phương pháp này, thiền .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    68    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.