Nhiều cuộc đều tra, khảo sát khai quật được tiến hành, nhiều phương án trùng tu tôn tạo đã, đang và sẽ được tiến hành nhằm đưa đến những kiến giải khoa học giải mã cho sự tồn tại của di tích và bảo quản một tài sàn vô giá của con viết nhằm hệ thống lại toàn bộ tư liệu về lịch sử phát hiện, nghiên cứu và quá trình trùng tu tôn tạo cũng như phát huy giá trị của di tích. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 DI TÍCH MỘ CỰ THẠCH HÀNG GÒN LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ QUÁ TRÌNH TRÙNG TU, TÔN TẠO ThS. Nguyễn Đăng Hiệp Phố1 TÓM TẮT Cự Thạch (Megalithic) là các tảng đá lớn được sử dụng các kết cấu, hoặc là đứng một mình hoặc là cùng với các tảng đá khác. Có nhiều cách phân loại cự thạch gồm Menhir (đá thẳng – trường thạch); Dolmen (mộ đá – trác thạch); Stone cits (hòm đá – mộ); Stone jar (chum đá); Stone sarcophagus (quách đá); Stone sculpture (tượng đá lớn); Stone bend (cầu đá biển); Stone wall (tường đá); Stone stair (bậc thang đá); Stone bathing place (vũng tắm đá); Cairn (ụ đá hình tháp); Terrace (thềm đá); Stepped Pyramid (kim tự tháp đá có bậc). Trên thế giới có khá nhiều di tích Cự Thạch được phát hiện, chúng phân bố ở châu Âu (Anh, Pháp, Bungaria ), dọc bờ Đại Tây Dương, châu Phi (Ethiopia, Sudan ), quanh bờ Địa Trung hải (Palestin, Pakistan ), tại châu Á (Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ), tại Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia). Ở Việt Nam loại hình di tích Cự Thạch đến nay được phát hiện gồm Hàng Gòn (Đồng Nai), Đông Phổ (Quảng Ngãi), Chư Pha (Gia Lai), Hưng Yên (Nghệ An), Vũ Xá (Bắc Giang), núi Lạn Kha (Bắc Ninh), Bản Thảnh (Cao Bằng), Nấm Dần (Xín Mần, Hà Giang), núi Mẫu Sơn và Chóp Lài (Lạng Sơn), Tả Van Giáy (Lào Cai), Sóc Sơn (Hà Nội). So sánh với những di tích Cự Thạch phát hiện ở Việt Nam và ở các nước Đông Á, cho thấy Cự Thạch Hàng Gòn “có kích thước lớn nhất và được xây dựng quy chuẩn nhất”. Kể từ thời điểm phát hiện (năm 1927) cho đến thời điểm hiện tại việc tìm kiếm câu trả lời cho những bí ẩn về Mộ Cự Thạch Hàng Gòn vẫn không ngừng đặt ra cho các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Nhiều cuộc đều tra, khảo sát khai quật được tiến hành, nhiều phương án trùng tu tôn tạo đã, đang và sẽ được tiến hành nhằm đưa đến những kiến giải khoa học giải mã cho sự tồn tại của di tích và bảo quản một tài sàn vô giá của con viết nhằm hệ thống lại toàn bộ tư liệu về lịch sử .