Trong bài viết này, tác giả xin trình bày khái quát: 1. Các điều kiện, tiền đề hình thành quan niệm về sự tha hóa và con đường giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học Mác; 2. Bản chất quan niệm triết học Mác về sự tha hóa – lao động bị tha hóa; 3. Nguyên nhân của lao động bị tha hóa và con đường giải phóng lao động khỏi sự tha hóa theo quan niệm của triết học Mác. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG LAO ĐỘNG KHỎI SỰ THA HÓA TRONG TRIẾT HỌC MÁC ThS. Ngô Thị Huyền1 ThS. Chung Thị Vân Anh2 TÓM TẮT Bàn về vấn đề con người, triết học Mác chỉ ra rằng, nhờ lao động, con người trở nên “văn minh” hơn với nghĩa là có điều kiện để bộc lộ năng lực đặc thù của mình. Tuy nhiên, xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm cho lao động bị tha hóa. Để khắc phục tình trạng ấy, Các Mác nêu lên quan niệm giải phóng người lao động khỏi sự tha hóa, đưa con người đi lên một xã hội mà ở đó sự tự do và phát triển toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự tự do và phát triển toàn diện của mọi người. Trong bài viết này, tác giả xin trình bày khái quát: 1. Các điều kiện, tiền đề hình thành quan niệm về sự tha hóa và con đường giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học Mác; 2. Bản chất quan niệm triết học Mác về sự tha hóa – lao động bị tha hóa; 3. Nguyên nhân của lao động bị tha hóa và con đường giải phóng lao động khỏi sự tha hóa theo quan niệm của triết học Mác. Từ khóa: Lao động, tha hóa, giải phóng khỏi tha hóa 1. Các điều kiện, tiền đề hình thành quan niệm giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học Mác . Về điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hình thành quan niệm giải phóng lao động khỏi sự tha hóa trong triết học Mác Châu Âu vào những năm 40 của thế kỷ XIX, do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, lực lượng sản xuất phát triển rất mạnh mẽ đã làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc. Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đã đưa đến những chuyển biến quan trọng, căn bản trong sự phát triển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Đến những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX, nước Anh đã trở thành một trung 1 2 Trường Đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu tâm công nghiệp của thế giới và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa cao với nền sản xuất cơ khí. Chủ nghĩa tư bản Pháp cũng giành được .