Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, đólà quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với HSSV, phù hợp với nguyên tắc sư phạm. Bài viết sẽ tập trung vào những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng môn GDTC trong trường Đại học Đồng Nai. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016 ISSN 2354-1482 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI ThS. Hà Quang Ánh1 ThS. Đàm Xuân2 TÓM TẮT Giáo dục thể chất (GDTC) trong học đường là một bộ phận hết sức quan trọng và cơ bản của hoạt động thể dục thể thao (TDTT) có vai trò tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên (HSSV) góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, đào tạo con người phát triển toàn diện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. (Luật giáo dục – 2005). Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, đólà quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với HSSV, phù hợp với nguyên tắc sư phạm. Bài viết sẽ tập trung vào những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng môn GDTC trong trường Đại học Đồng Nai. Từ khóa:Giáo dục thể chất, giải pháp, chất lượng giảng dạy, Đại học Đồng Nai 1. Mở đầu Cùng với giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức thì giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu trong việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Đây là hình thức giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe cho HSSV. Như vậy ta nhận thấy, GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HSSV. Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh,