Bài viết một số đánh giá về hệ thống quy chuẩn - Tiêu chuẩn về động đất và khả năng chống động đất của nhà và công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay trình bày: Một số thông tin tổng quan về tác động của động đất trên thế giới và tại Việt Nam, hệ thống tài liệu kỹ thuật hiện có của Việt Nam về lĩnh vực kháng chấn, tình hình thiết kế kháng chấn và khả năng chịu động đất của các công trình xây dựng,. . | Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 3/2011 ----------------------------------------------------------------------------------------------- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘNG ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĐỘNG ĐẤT CỦA NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS. TS. NGUYỄN XUÂN CHÍNH TS. TRỊNH VIỆT CƯỜNG TS. NGUYỄN ĐẠI MINH TS. VŨ THỊ NGỌC VÂN Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Bài báo trình bày một số thông tin tổng quan về tác động của động đất trên thế giới và tại Việt Nam, hệ thống tài liệu kỹ thuật hiện có của Việt Nam về lĩnh vực kháng chấn, tình hình thiết kế kháng chấn và khả năng chịu động đất của các công trình xây dựng, đề xuất một số tiêu chí để đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà và công trình và một số kết luận - kiến nghị phục vụ quản lý nhà nước. 1. Đặt vấn đề Động đất là hiện tượng tự nhiên gây ra dao động của đất nền, trong đó động đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo vỏ trái đất là loại động đất mạnh, gây chết người, làm sụp đổ nhà cửa, phá hoại các công trình xây dựng, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Khác với bão, hiện nay chưa đủ phương tiện kỹ thuật tin cậy để dự báo động đất nên việc cảnh báo, sơ tán người dân ra khỏi các công trình động đất gây nguy hiểm không thể thực hiện được. Trong những năm gần đây, nhiều trận động đất lớn đã xảy ra trên thế giới, gây thiệt hại nặng nề về người, nhà và công trình cũng như các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ngay cả đối với các nước có tiềm lực, kinh nghiệm xây dựng phòng chống động đất như Nhật, Mỹ, New Zealand, Nga, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) nhiều nhà và công trình mặc dù đã được thiết kế và xây dựng chịu động đất nhưng cũng không tránh khỏi bị hư hỏng hoặc sụp đổ khi động đất mạnh xảy ra. Điển hình là các trận động đất xảy ra gần đây tại: San Fernado, California - Mỹ (1994), Kobe – Nhật Bản (1995), Đài Loan (1999), Gazly, Armenia - Liên Xô (1989), Tứ Xuyên – Trung Quốc (2008), Christchurch – New Zealand (2011) đã làm chết rất nhiều người và gây sụp đổ rất nhiều công