Bài viết Đánh giá chất lượng các hệ sơn phủ chống ăn mòn kết cấu thép vùng biển Việt Nam trình bày: Công trình xây dựng ngoài khơi và ven biển được xây dựng nhằm phục vụ cho mục tiêu của Quốc gia là phát triển mạnh kinh tế biển, trong số đó các công trình bằng kết cấu thép chiếm tỷ lệ lớn,. . | VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC HỆ SƠN PHỦ CHỐNG ĂN MÒN KẾT CẤU THÉP VÙNG BIỂN VIỆT NAM TS. NGUYỄN NAM THẮNG TS. NGUYỄN MẠNH HỒNG KS. PHAN VĂN CHƯƠNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nhiều công trình xây dựng ngoài khơi và ven biển được xây dựng nhằm phục vụ cho mục tiêu của Quốc gia là phát triển mạnh kinh tế biển, trong só đó các công trình bằng kết cấu thép chiếm tỷ lệ lớn. Mặc dù các kết cấu thép có ưu điểm là cường độ cao, gọn nhẹ và thời gian thi công nhanh hơn so với kết cấu bê tông cốt thép (BTCT), nhưng chống ăn mòn cho kết cấu thép trong môi trường biển để đảm bảo được tuổi thọ thiết kế là một vấn đề phức tạp. Thực tế ở nước ta hiện nay tình trạng ăn mòn gây hư hỏng các công trình kết cấu thép là nghiêm trọng, tốc độ ăn mòn khá nhanh. Sơn phủ là một trong số những biện pháp hiệu quả thường được lựa chọn áp dụng để bảo vệ chống ăn mòn cho kết cấu thép vùng biển. Tuy nhiên, chất lượng các hệ sơn phủ bảo vệ kết cấu thép trong môi trường biển là vấn đề cần được xem xét kỹ trước khi lựa chọn áp dụng. Bài báo này trình bày một số đánh giá bước đầu về chất lượng một số loại sơn phủ thường áp dụng bảo vệ kết cấu thép vùng biển. 1. Tình trạng ăn mòn kết cấu thép trong môi trường biển Việt Nam Từ các kết quả khảo sát thực trạng ăn mòn kết cấu thép trong môi trường biển Việt Nam có thể rút ra một số nhận xét như sau: Quá trình ăn mòn phá hủy kết cấu thép diễn ra khá nhanh. Tại một số công trình có hiện tượng gỉ thép cục bộ, đốm gỉ, bong tróc. Mức độ xâm thực có sự khác biệt giữa các vùng miền. Ví dụ: ở khu vực Nha Trang tốc độ ăn mòn thép CT3 là 52,3µm/năm, Kiên Giang: 41,4µm/năm, thành phố Vinh: 39,3µm/năm, Hải Phòng: 31,46µm/năm [1]. Một số công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải và cụm công trình ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng sông Lân, Thái Bình, các bộ phận dầm biên bị ăn mòn nặng không còn khả năng làm việc, bản mặt bị ăn mòn tạo thành các lỗ và rãnh [2]. Cầu Nguyễn Văn Trỗi bắc qua sông Hàn tại Thành phố Đà Nẵng .