Đánh giá độ nguy hiểm động đất khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Hà Tĩnh

Bài viết Đánh giá độ nguy hiểm động đất khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Hà Tĩnh trình bày đánh giá độ nguy hiểm động đất khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng từ 2 nguồn sinh chấn là đứt gãy VA1 cách khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 10km và đứt gãy Rào Nậy cách nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 35 km, dựa trên các số liệu về động đất lịch sử và đánh giá địa chấn kiến tạo,. . | KHẢO SÁT – THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ NGUY HIỂM ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VŨNG ÁNG, HÀ TĨNH PGS. TSKH. TRẦN MẠNH LIỂU Đại học Quốc gia Hà Nội PGS. TS. PHAN TRỌNG TRỊNH, KS. TRỊNH VIỆT BẮC Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam TS. TRẦN ĐÌNH NGỌC Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Bài báo đánh giá độ nguy hiểm động đất khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng từ 2 nguồn sinh chấn là đứt gãy VA1 cách khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 10km và đứt gãy Rào Nậy cách nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 35 km, dựa trên các số liệu về động đất lịch sử và đánh giá địa chấn kiến tạo. Các kết quả tính toán cho thấy khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng có thể phải chịu tác động động đất có cường độ cực đại 5,6 do đứt gãy VA1 với gia tốc rung động cực đại 0,18g và phổ gia tốc rung động cực đại ở chu kỳ 0,15 (tần số 6-7Hz). Động đất gây ra do đứt gãy Rào Nậy ảnh hưởng không đáng kể tới an toàn của nhà máy. 1. Mở đầu Các kết quả nghiên cứu trình bày trong bài báo “Đánh giá khả năng hoạt động của đứt gãy kiến tạo tại khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 4/2010 đã khẳng định, trong khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 không có dấu hiệu của đứt gãy đang hoạt động đi qua, không có đứt gãy lớn và cổ cắt qua. Nền móng chỉ bị phân cắt bởi các đới dập vỡ kiến tạo nhỏ. Trong khu vực Vũng Áng mở rộng tồn tại 2 đứt gãy có khả năng hoạt động và sinh chấn: đứt gãy VA 1 cách khu vực nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 là 10km; đới đứt gãy Rào Nậy cách nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 là 35 km. Trong đánh giá động đất, thường sử dụng 2 hướng tiếp cận, hướng thứ nhất dựa thuần tuý trên tài liệu động đất, cách tiếp cận thứ hai là địa chấn kiến tạo (kết hợp tài liệu kiến tạo, địa mạo, viễn thám, địa chấn, đo vi địa chấn). Theo cách tiếp cận thứ nhất có thể tham khảo kết quả đánh giá độ nguy hiểm động đất trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN 375:2006. Tuy nhiên đây là số liệu rất khái quát cho toàn bộ khu vực Kỳ Anh, được tính từ số

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.