Một số thay đổi chủ yếu trong dự thảo tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn mới của Việt Nam TCVN “xây dựng công trình trong vùng động đất”

Bài viết Một số thay đổi chủ yếu trong dự thảo tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn mới của Việt Nam TCVN “xây dựng công trình trong vùng động đất” trình bày: Động đất là tác động quan trọng cần kể đến khi thiết kế nhà và công trình, trước năm 2006. Việt Nam chưa có Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn chính thức, từ 2006, Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 (nay là TCVN 9386:2012) soạn thảo trên cơ sở Eurocode 8 đã được ban hành,. . | KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỘT SỐ THAY ĐỔI CHỦ YẾU TRONG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KHÁNG CHẤN MỚI CỦA VIỆT NAM TCVN “XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG VÙNG ĐỘNG ĐẤT” TS. Cao Duy Khôi Viện KHCN Xây dựng TÓM TẮT: Động đất là tác động quan trọng cần kể đến khi thiết kế nhà và công trình. Trước năm 2006, Việt Nam chưa có Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn chính thức. Từ 2006, Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 (nay là TCVN 9386:2012) soạn thảo trên cơ sở Eurocode 8 đã được ban hành. Ngoài ra kỹ sư thiết kế có thể sử dụng các Tiêu chuẩn kháng chấn khác của nước ngoài như UBC 97, IBC . Tuy nhiên các tiêu chuẩn thiết kế chống động đất của phương Tây và của Việt Nam không hoàn toàn tương thích do hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kết cấu của Việt Nam chủ yếu dựa theo các tiêu chuẩn của Nga. Do đó, việc biên soạn một Tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn của Việt Nam trên cơ sở Tiêu chuẩn mới của Nga SP là cần thiết. Bài báo này đề cập đến và phân tích một số thay đổi quan trọng trong Tiêu chuẩn Nga SP và dự thảo TCVN “Xây dựng công trình trong vùng động đất” so với các phiên bản Tiêu chuẩn kháng chấn cũ của Nga (SNiP II-7-81*). 1. Đặt vấn đề Một thời gian dài ở Việt Nam, tuy chưa được công nhận chính thức, nhưng Tiêu chuẩn xây dựng trong vùng có động đất của Liên Xô cũ (SNiP II-7-81 và sau này là SNiP II-7-81*) đã được áp dụng rộng rãi khi thiết kế các công trình có yêu cầu chống động đất. Từ khi hội nhập, các nhà đầu tư, tư vấn nước ngoài đã sử dụng các tiêu chuẩn của phương Tây như ASSHTO, ACI, ASCE, UBC của Mỹ, Eurocode của châu Âu khi tham gia xây dựng các công trình ở nước ta. Mặc dù vậy, nhiều công trình khác vẫn sử dụng Tiêu chuẩn Nga để thiết kế chống động đất. Ngoài ra, Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXD 198:1997, phần kháng chấn được biên soạn dựa trên SNiP II-7-81*. Các tiêu chuẩn thiết kế chống động đất của phương Tây và của Việt Nam không hoàn toàn tương thích (Tiêu chuẩn Tải trọng và tác động TCVN 2737:1995, Thiết kế kết cấu BT và BTCT TCVN 5574:2012, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.