Phân tích ứng xử nhà cao tầng chịu động đất bằng phương pháp tĩnh phi tuyến dựa trên phổ khả năng

Bài viết Phân tích ứng xử nhà cao tầng chịu động đất bằng phương pháp tĩnh phi tuyến dựa trên phổ khả năng trình bày: Phương pháp phân tích đẩy dần nhiều dạng dao động, nhiều bậc tự do (Modal Pushover Analysis) trong đánh giá động đất cho nhà cao tầng, trong đó chuyển vị mục tiêu được xác định bằng phương pháp phổ khả năng (Capacity Spectrum Method),. . | KHẢO SÁT - THIẾT KẾ XÂY DỰNG PHÂN TÍCH ỨNG XỬ NHÀ CAO TẦNG CHỊU ĐỘNG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH PHI TUYẾN DỰA TRÊN PHỔ KHẢ NĂNG ThS. Trần Thanh Tuấn Trường Đại học Quy Nhơn TS. Nguyễn Hồng Ân Trường Đại học Bách khoa TP HCM TÓM TẮT: Bài báo này mở rộng phương pháp phân tích đẩy dần nhiều dạng dao động/ nhiều bậc tự do (Modal Pushover Analysis) trong đánh giá động đất cho nhà cao tầng, trong đó chuyển vị mục tiêu được xác định bằng phương pháp phổ khả năng (Capacity Spectrum Method). 1. Tổng quan Phương pháp phân tích phi tuyến theo giản đồ gia tốc NL - RHA (Nonlinear Response History Analysis) là một công cụ mạnh trong đánh giá tác động của động đất đến công trình, ứng xử của kết cấu khi chịu động đất có thể được ước tính một cách chính xác. Tuy nhiên, phương pháp có một số hạn chế như: thời gian mô hình, chuẩn bị đầu vào, thời gian tính toán và việc giải thích kết quả làm cho việc sử dụng phương pháp phân tích như vậy không thực tế. Chính vì lý do này, nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp và các mô hình đơn giản hơn để ước tính tác động của động đất đến công trình. Các đề xuất đưa ra để đơn giản hóa quy trình phân tích thường dựa vào việc thay hệ nhiều bậc tự do-MDOF (multi – degree – of -freedom) thành hệ một bậc tự do tương đương-SDOF system (single – degree – of – freedom system) – đây chính là phép phân tích modal (modal analysis) Phân tích tĩnh phi tuyến, hay phân tích đẩy dần đã được phát triển trong nhiều năm qua và đã trở thành một phương pháp được sử dụng phổ biến trong thiết kế và đánh giá động đất cho công trình. Nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về các phương pháp phân tích của các tác giả đã được công bố: phân tích tĩnh phi tuyến được trình bày trong TCXDVN 375 : 2006 [1], phương pháp phổ khả năng-CSM (Capacity Spectrum Method) được trình bày trong ATC - 40 (Applied Technology Council, 1996) [2], phương pháp hệ số chuyển vị - DCM (Displacement Coefficient Method) được trình bày trong FEMA-356 (Federal Emergency Management Agency) [3], .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
133    572    38
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
9    64    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.