Tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ. Tìm hiểu địa danh tôn giáo ở Tây Nam Bộ sẽ giúp lý giải cho sự tồn tại của nhiều địa danh phản ánh đời sống tâm linh của người dân Tây Nam Bộ trong suốt tiến trình lịch sử. Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết tập trung làm rõ dấu ấn các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài. thể hiện qua một số địa danh ở Tây Nam Bộ. Đồng thời từ góc nhìn địa danh cũng sẽ phần nào phác họa đời sống tinh thần của cư dân Tây Nam Bộ trong quá trình sinh tồn tại vùng đất này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 07 - 2017 ISSN 2354-1482 DẤU ẤN TÔN GIÁO QUA ĐỊA DANH Ở TÂY NAM BỘ Võ Nữ Hạnh Trang1 TÓM TẮT Tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ. Tìm hiểu địa danh tôn giáo ở Tây Nam Bộ sẽ giúp lý giải cho sự tồn tại của nhiều địa danh phản ánh đời sống tâm linh của người dân Tây Nam Bộ trong suốt tiến trình lịch sử. Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết tập trung làm rõ dấu ấn các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài. thể hiện qua một số địa danh ở Tây Nam Bộ. Đồng thời từ góc nhìn địa danh cũng sẽ phần nào phác họa đời sống tinh thần của cư dân Tây Nam Bộ trong quá trình sinh tồn tại vùng đất này. Từ khóa: Địa danh, tôn giáo, Tây Nam Bộ, địa danh tôn giáo ở Tây Nam Bộ 1. Mở đầu sinh sống khắp các vùng miền trên cả nước. Ở Tây Nam Bộ, dấu ấn rõ nét của Phật giáo trong địa danh, trước hết là qua các địa danh phản ánh tên gọi của tôn giáo. Tên gọi các địa danh gắn với Phật giáo chiếm số lượng lớn. Bởi lẽ cùng với người Việt, “cả ba dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đều có truyền thống văn hóa khác nhau, nhưng giữa họ cũng có những điểm chung. Điểm chung lớn nhất là cả ba dân tộc đều theo hoặc đã từng theo Phật giáo” [1, tr. 188]. Dấu ấn tôn giáo này phản ánh qua nhiều địa danh là điều dễ hiểu. Việt Nam là đất nước chú trọng đến đời sống tinh thần, điều này phản ánh rõ qua hệ thống tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán phong phú và đặc sắc. Cư dân Tây Nam Bộ cũng vậy. Cùng với tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần cư dân Tây Nam Bộ. Từ góc nhìn địa danh, có thể thấy tôn giáo của người dân Tây Nam Bộ biểu hiện khá rõ nét, mang đậm dấu ấn tộc người. Đặc biệt, khá nhiều công trình xây dựng tôn giáo đã được chuyển hóa vào vị trí của những yếu tố địa danh mang dấu ấn các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài. cả ở địa hình tự nhiên hay các công trình xây dựng. Năm 1986, tại một địa điểm ở xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), người ta đào .