Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu lý thuyết về kiến thức quy trình và kiến thức khái niệm được đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách của Hiebert và Leferve (1986, [4]). Bài báo tập trung nghiên cứu hai loại kiến thức này đối với hàm số bậc nhất, từ đó áp dụng giải quyết các vấn đề thực tế có nội dung phù hợp với độ tuổi 15, vận dụng các quá trình giải quyết vấn đề của OECD/PISA. | KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT HƯỚNG TỚI ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒ THỊ MINH PHƯƠNG Khoa Toán học, Trường Đại học Quy Nhơn ĐT: 0129 375 8492, Email: homphuong@ Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu lý thuyết về kiến thức quy trình và kiến thức khái niệm được đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách của Hiebert và Leferve (1986, [4]). Bài báo tập trung nghiên cứu hai loại kiến thức này đối với hàm số bậc nhất, từ đó áp dụng giải quyết các vấn đề thực tế có nội dung phù hợp với độ tuổi 15, vận dụng các quá trình giải quyết vấn đề của OECD/PISA. Từ khóa: Kiến thức quy trình, kiến thức khái niệm, hàm số bậc nhất, OECD/PISA, giải quyết vấn đề. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Dubinsky và Harel (1992, [2]), khái niệm hàm số là khái niệm quan trọng nhất từ lúc học mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong chương trình sách giáo khoa môn Toán hiện hành ở bậc Trung học cơ sở, khái niệm hàm số được đưa vào giảng dạy trong chương trình Toán 7 và Toán 9, tập trung vào khái niệm hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề có nội dung thực tiễn phù hợp với độ tuổi 15 gắn với khái niệm hàm số bậc nhất. Vì thế chúng tôi lựa chọn nghiên cứu việc dạy-học khái niệm hàm số bậc nhất ở bậc Trung học cơ sở nhằm tìm hiểu tình hình giảng dạy, học tập và khả năng áp dụng hàm số bậc nhất trong việc giải quyết các vấn đề có nội dung thực tế của học sinh ở độ tuổi 15, từ đó có những đề xuất phù hợp để nâng cao chất lượng việc dạy-học khái niệm quan trọng này. Bên cạnh đó, nghiên cứu việc dạy-học khái niệm hàm số bậc nhất cho đối tượng học sinh ở độ tuổi 15 xuất phát từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD, 2003, [5]) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về các chính sách đối với giáo dục phổ thông. Một trong những nội