Tăng cường hứng thú học tập của học sinh thông qua sử dụng bài tập thí nghiệm theo hướng đa dạng hoá các loại hình thí nghiệm trong dạy học Vật lí

Bài tập thí nghiệm có ưu thế vừa là bài tập, vừa là thí nghiệm, nên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, tự lực, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. Bài báo đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí thông qua việc sử dụng đa dạng các loại hình thí nghiệm. | TĂNG CƯỜNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM THEO HƯỚNG ĐA DẠNG HOÁ CÁC LOẠI HÌNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ TRẦN THỊ NGỌC ÁNH 1 - LÊ CÔNG TRIÊM 2 1 2 Khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0913 161 532, Email: ngocanh47@ Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0903 506 245, Email: Tóm tắt: Bài tập thí nghiệm có ưu thế vừa là bài tập, vừa là thí nghiệm, nên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, tự lực, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. Bài báo đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí thông qua việc sử dụng đa dạng các loại hình thí nghiệm. Từ khoá: Bài tập thí nghiệm, hứng thú học tập, thí nghiệm giáo khoa, thí nghiệm tự tạo, thí nghiệm trên máy vi tính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong khoa học kĩ thuật và ứng dụng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà học sinh hiện nay không hứng thú học vật lí. Do đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho giáo viên trong giai đoạn hiện nay là phải có biện pháp hình thành, phát triển hứng thú học tập (HTHT) vật lí của học sinh, từng bước nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông. Đặc điểm nổi bật của bài tập thí nghiệm (BTTN) là nội dung gắn liền với thực tiễn và tính trực quan cao. Việc sử dụng BTTN không thể tiến hành một cách hình thức, đơn thuần áp dụng công thức một cách máy móc. Trong dạy học Vật lí, giáo viên cần sử dụng BTTN với nhiều loại hình thí nghiệm như: thí nghiệm giáo khoa, thí nghiệm tự tạo, thí nghiệm trên máy vi tính nhằm kích thích và duy trì HTHT vật lí của học sinh. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA BÀI TẬP THÍ NGHIỆM VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP VẬT LÍ CỦA HỌC SINH Khái niệm hứng thú đã được A. G. Côvaliố p xây dựng khá hoàn chỉnh, được hiểu là một thái độ đặc thù của cá nhân đố i với đố i tươ ̣ng nào đó, do ý .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.