Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông

Tích hợp văn hóa được xem là một yêu cầu, một mục đích trong hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài. Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài sẽ giúp học sinh tiếp nhận đầy đủ vẻ đẹp của tác phẩm văn học nước ngoài vốn được phôi thai từ một nền văn hóa khác biệt. Bài báo này tập trung trình bày một số nội dung có liên quan đến vấn đề tích hợp văn hoá trong dạy học tác phẩm văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông | TÍCH HỢP VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGUYỄN HOÀN ANH 1 - TRẦN HỮU PHONG 2 Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang 2 Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 1 Tóm tắt: Tích hợp văn hóa được xem là một yêu cầu, một mục đích trong hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài. Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài sẽ giúp học sinh tiếp nhận đầy đủ vẻ đẹp của tác phẩm văn học nước ngoài vốn được phôi thai từ một nền văn hóa khác biệt. Bài báo này tập trung trình bày một số nội dung có liên quan đến vấn đề tích hợp văn hoá trong dạy học tác phẩm văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông. Từ khóa: tích hợp, văn hóa, văn học, văn học nước ngoài, trường phổ thông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa và văn học là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ rất chặt chẽ, biện chứng. Bất cứ nhà văn nào cũng sống, trưởng thành từ một hay một số nền văn hóa nhất định và vì thế, đứa con tinh thần của họ cũng ít nhiều mang dấu ấn của nền văn hoá đó. Nhận định của Aleksandr Solzhenitsyn “văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia” cũng đã khẳng định rõ hơn điều này. Về phương diện tiếp nhận, người đọc nếu muốn khám phá, giải mã và đánh giá tác phẩm cũng cần phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử văn hoá mà nhà văn sáng tác. Cho nên, trong nghiên cứu, phê bình văn học, người ta thường lựa chọn văn hoá như một điểm tựa vững chắc để đánh giá tác phẩm. Càng am hiểu về môi trường văn hoá mà nhà văn sống, về những dấu ấn văn hoá được nhà văn đề cập trong tác phẩm bao nhiêu thì người nghiên cứu càng đưa ra được nhận định xác đáng bấy nhiêu. Dạy học đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình hướng dẫn, tổ chức để học sinh phân tích, khám phá vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn bản, nhận ra thông điệp được nhà văn gửi gắm và từ đó tự “thanh lọc tâm hồn”. Vì thế, việc tích hợp văn hóa trong dạy học đọc hiểu văn bản được xem là một trong những chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hơn thế

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.