Dựa vào đặc điểm của loại bài thực hành làm văn ở lớp 11, có thể phát triển năng lực phản biện cho học sinh bằng nhiều hình thức như: xây dựng hệ thống bài tập hướng đến rèn cho học sinh các kĩ năng cần thiết cho hoạt động phản biện, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phản biện gắn với nội dung giờ thực hành. Như vậy, qua giờ học, học sinh không chỉ được trau dồi về kiến thức mà còn có thể hình thành được năng lực phản biện. | DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH NGUYỄN THỊ TRÚC QUỲNH 1 - TRẦN HỮU PHONG 2 1 Trường THPT Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu 2 Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Việc hình thành năng lực phản biện cho học sinh thông qua dạy học làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 là một việc làm hữu ích, phù hợp với xu thế dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của giáo dục hiện nay. Dựa vào đặc điểm của loại bài thực hành làm văn ở lớp 11, có thể phát triển năng lực phản biện cho học sinh bằng nhiều hình thức như: xây dựng hệ thống bài tập hướng đến rèn cho học sinh các kĩ năng cần thiết cho hoạt động phản biện, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phản biện gắn với nội dung giờ thực hành. Như vậy, qua giờ học, học sinh không chỉ được trau dồi về kiến thức mà còn có thể hình thành được năng lực phản biện. Từ khóa: thực hành, bài tập làm văn, năng lực phản biện, học sinh, kĩ năng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định hướng đổi mới chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của giáo dục Việt Nam hiện nay, phản biện là một trong những năng lực cần thiết phải trang bị cho học sinh [1]. Trong nhà trường, năng lực phản biện có thể được hình thành qua một số môn học nhưng chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua môn Ngữ văn. Bởi vì, những kĩ năng cơ bản phục vụ cho giao tiếp như nghe, nói, đọc viết được hình thành và rèn luyện thông qua môn học này là nền tảng, điều kiện không thể thiếu được cho việc tiếp nhận, phân tích thông tin cũng như việc tranh luận, biểu đạt quan điểm của học sinh. Tuy nhiên, mỗi phân môn trong môn Ngữ văn lại có vị trí, vai trò riêng trong việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh. Nếu phân môn Đọc hiểu hình thành cho học sinh hứng thú và động cơ phản biện, phân môn Tiếng Việt giúp cho người học biết cách sử dụng ngôn ngữ để thực hiện hoạt động phản biện thì phân môn Làm văn, với tính tổng hợp cao, sẽ trang bị cho .