Khuynh hướng tượng trưng trong phong trào thơ mới (1932-1945)

Trong các trường phái thơ Pháp du nhập vào Việt Nam, thơ tượng trưng có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà Thơ mới bởi tính độc đáo, hiện đại của nó. Vì thế, họ đã chủ động tiếp nhận và xem nó như một định hướng sáng tạo cho thơ, từ đó hình thành nên một khuynh hướng thơ tượng trưng trong phong trào Thơ mới. | KHUYNH HƯỚNG TƯỢNG TRƯNG TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1945) HỒ VĂN QUỐC Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tóm tắt: Trong các trường phái thơ Pháp du nhập vào Việt Nam, thơ tượng trưng có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà Thơ mới bởi tính độc đáo, hiện đại của nó. Vì thế, họ đã chủ động tiếp nhận và xem nó như một định hướng sáng tạo cho thơ, từ đó hình thành nên một khuynh hướng thơ tượng trưng trong phong trào Thơ mới. Ở mỗi nhà thơ, việc tiếp biến thơ tượng trưng Pháp mang những sắc độ khác nhau, phụ thuộc vào “thể tạng” và “gu” thẩm mỹ của mỗi người. Nhìn chung, sự xuất hiện của thơ tượng trưng đã làm thay đổi tư duy nghệ thuật thơ từ quan niệm thẩm mỹ đến thi pháp. Đồng thời, nó góp phần thúc đẩy Thơ mới tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa. Từ khóa: thơ tượng trưng, thơ mới 1. MỞ ĐẦU Xét chung trong chuyển động của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, thơ có những bước nhảy ngoạn mục; đặc biệt, phong trào Thơ mới đã làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca và chính thức thắp lên “bình mình thơ Việt Nam hiện đại”. Có được thành công ấy, một phần không nhỏ nhờ sự tiếp biến thơ Pháp, nhất là thơ tượng trưng. Những gương mặt tiêu biểu của Thơ mới như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng. đều bị “ám ảnh” bởi lối thơ tượng trưng độc đáo, tế vi, mới lạ của Baudelaire, Rimbaud, Verlaine, Mallarmé, Valléry. Vì thế, họ đã chủ động tiếp nhận và xem nó như một định hướng sáng tạo cho thơ, từ đó hình thành nên một khuynh hướng tượng trưng trong Thơ mới. 2. KHUYNH HƯỚNG TƯỢNG TRƯNG TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI . Thơ tượng trưng với tư cách một trường phái đã ra đời và phát triển rực rỡ ở Pháp vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở ra thời kì hiện đại cho thơ và có tầm ảnh hưởng tới nhiều nền thơ ca trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy, nguyên cớ nào đưa thơ tượng trưng đến với Việt Nam và “bám rễ” được vào phong trào Thơ mới; hơn nữa, từ 1936 trở về sau, nó còn khiến “người ta thích hơn” thơ lãng mạn? Trước hết là do sự

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.