Qua khảo sát mục thành ngữ tiếng Việt và mục thành ngữ tiếng Anh, bài báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và dị biệt về sự tri nhận của người Anh và người Việt qua các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật nhằm giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Anh, tiếng Việt được tốt hơn. | ĐỐI CHIẾU SỰ TRI NHẬN CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT QUA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA YẾU TỐ CHỈ THỰC VẬT HOÀNG THỊ PHI YẾN Trường Đại học Nguyễn Huệ Tóm tắt: Qua khảo sát mục thành ngữ tiếng Việt và mục thành ngữ tiếng Anh, bài báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và dị biệt về sự tri nhận của người Anh và người Việt qua các thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật nhằm giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Anh, tiếng Việt được tốt hơn. Từ khóa: thành ngữ, tri nhận, thực vật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc dùng nó” (Humboldt). Ngôn ngữ học tri nhận với việc xem ngôn ngữ trong tư cách là một khả năng tri nhận, một trong những thành tố trong cấu trúc tri nhận thế giới của con người, đã chứng minh rằng: ngôn ngữ chính là sự phản ánh cách nhìn riêng, lối nghĩ riêng của từng dân tộc, bên cạnh những cách hình dung mang tính phổ quát của tư duy nhân loại, đối với cùng một hiện thực khách quan, và thường được gọi là “mô hình thế giới”, hay “bức tranh thế giới” (world picture), “hình ảnh thế giới” (world image), “biểu tượng về thế giới”. Điều đó có nghĩa là, chính “cách nhìn thế giới” của mỗi dân tộc, chứ không phải các sự vật, sự tình tồn tại khách quan, đã tác động, chi phối đến ngôn ngữ của dân tộc đó. Như vậy, ứng với mỗi mô hình về thế giới, ngoài cái chung, cái phổ quát, còn có những cái riêng, cái đặc thù, phản ánh cách tri giác, cách nhận thức riêng biệt của mỗi một cộng đồng ngôn ngữ (khác với những cộng đồng ngôn ngữ khác) đối với hiện thực khách quan, được gọi là “cách nhìn thế giới”. Ta có thể hình dung rõ hơn “cách nhìn thế giới” thông qua sơ đồ sau: THẾ GIỚI KHÁCH QUAN (physical world/ world picture) ä THẾ GIỚI TINH THẦN / Ý NIỆM (conceptual world picture) ä BỨC TRANH NGÔN NGỮ VỀ THẾ GIỚI (linguistic world picture) Ở sơ đồ trên, cái phổ quát, trong mối liên hệ giữa thế giới khách quan, thế giới ý niệm và bức tranh ngôn ngữ về thế giới, xét về mặt nhận thức tư duy