Dạy học kiến tạo - tương tác và phát triển năng lực sáng tạo của người học trên mô hình b-learning

Trong đó, phương pháp dạy học kiến tạo – tương tác tỏ ra hiệu quả với b-learning. Ngoài ra, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của người học cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Bài báo trình bày một số đề xuất trong việc vận dụng các cơ sở lý luận của dạy học kiến tạo và dạy học sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học trên môi trường b-learning. | DẠY HỌC KIẾN TẠO - TƯƠNG TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC TRÊN MÔ HÌNH B-LEARNING NGUYỄN THẾ DŨNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế LÊ HUY TÙNG Viện Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt: Việc kết hợp mô hình dạy học truyền thống và mô hình dạy học trực tuyến (b-learing) đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để áp dụng một cách có hiệu quả mô hình kết hợp này thì cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Trong đó, phương pháp dạy học kiến tạo – tương tác tỏ ra hiệu quả với b-learning. Ngoài ra, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của người học cũng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Bài báo trình bày một số đề xuất trong việc vận dụng các cơ sở lý luận của dạy học kiến tạo và dạy học sáng tạo trong quá trình tổ chức dạy học trên môi trường b-learning. Từ khóa: b-learning, trường hợp học tập, dạy học kiến tạo – tương tác, dạy học sáng tạo, dạy học dự án, năng lực sáng tạo 1. MỞ ĐẦU Tuyên bố của Hội nghị quốc tế về Giáo dục Đại học năm 1999 tại Paris do UNESCO tổ chức đã chỉ rõ giáo dục đại học cần bảo đảm cho người học: “chiếm lĩnh các kỹ năng, năng lực giao tiếp, óc phân tích sáng tạo và phê phán, suy nghĩ độc lập và biết làm việc trong một nhóm giữa một bối cảnh đa văn hóa” [1], [2]. Tại Việt Nam, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong phần Đinh ̣ hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, quan điể m chỉ đa ̣o đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kế t hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Như vậy, việc đổi mới dạy và học

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.