Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái theo hướng phát triển bền vững khu vực ven biển tỉnh Phú Yên

Dựa trên sơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực, tập quán canh tác của người dân, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với từng tiểu vùng ven biển bao gồm các mô hình: (1) Vườn nhà - rừng - chăn nuôi bò - trồng cây dược liệu; (2) Vườn nhà - ruộng lúa - cây hoa màu và rau quả; (3) Vườn nhà - cây công nghiệp - ao, đầm nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái. | XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN LÊ ĐỒNG QUANG Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Tây Ninh NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên nằm trải dài theo đường bờ biển, bao gồm: huyện Đông Hòa, Hòa, huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Nơi đây có sự phân hóa tự nhiên phức tạp, phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Nguyên nhân chính là do việc quy hoạch phát triển các ngành kinh tế (đặc biệt là ngành nông - lâm - thủy sản) chưa được xem xét một cách khoa học từ sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên do vậy mà hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Dựa trên sơ sở nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của khu vực, tập quán canh tác của người dân, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với từng tiểu vùng ven biển bao gồm các mô hình: (1) Vườn nhà - rừng - chăn nuôi bò - trồng cây dược liệu; (2) Vườn nhà - ruộng lúa - cây hoa màu và rau quả; (3) Vườn nhà - cây công nghiệp - ao, đầm nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái. Từ khóa: Mô hình, kinh tế sinh thái, phát triển bền vững; khu vực ven biển 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực ven biển tỉnh Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km, bắt đầu từ Đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu) đến Vũng Rô (huyện Đông Hoà). Nơi đây có nhiều thuỷ vực với hệ sinh thái ven bờ khá đa dạng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, xây dựng bến cảng; có khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ngoài ra, đây cũng là khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản có thể khai thác phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và các ngành kinh tế khác. Cấu trúc địa chất với sự có mặt các hệ tầng từ Proterozoi đến Đệ tứ với nhiều hệ tầng khác nhau, phân bố rộng rãi theo không gian trên toàn lãnh thổ. Địa hình kiểu núi uốn nếp nâng lên nên có độ cao thuộc dạng trung bình. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt khá phức tạp, độ cao từ 400 đến 500m, độ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.