Đánh giá ngữ thi và phát triển ngữ năng của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học qua trắc nghiệm khách quan

Trong bài viết này, trước hết chúng tôi trình bày khái lược các vấn đề lí thuyết liên quan, nhất là cặp lưỡng phân ngữ năng/ngữ thi thời danh của Chomsky, trong sự đối lập và mở rộng quan điểm ngôn ngữ (ngữ ngôn)/lời nói của nhà ngôn ngữ mở đầu cho cấu trúc luận Saussure. | ĐÁNH GIÁ NGỮ THI VÀ PHÁT TRIỂN NGỮ NĂNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC QUA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NGUYỄN VĂN VƯỢNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Một vấn đề vẫn được xem là trọng tâm với các nhà giáo dục ngôn ngữ là làm sao để biết hoặc đánh giá được một người học, sinh viên hoặc học sinh X đã học, biết rõ, nắm chắc [được] một ngôn ngữ Y. Ở đây, hẳn nhiên, không chỉ là vấn đề giáo dục, giảng dạy ngoại ngữ mà còn đồng thời, có thể cho rằng, bao gồm cả vấn đề giáo dục, giảng dạy bản ngữ Trong bài viết này, trước hết chúng tôi trình bày khái lược các vấn đề lí thuyết liên quan, nhất là cặp lưỡng phân ngữ năng/ngữ thi thời danh của Chomsky, trong sự đối lập và mở rộng quan điểm ngôn ngữ (ngữ ngôn)/lời nói của nhà ngôn ngữ mở đầu cho cấu trúc luận Saussure; tiếp đến mô tả kết quả đánh giá năng lực thực hành tiếng Việt ở kỹ năng tiếp nhận thông qua các bài trắc nghiệm; cuối cùng đề xuất một số hướng xây dựng và vận dụng trắc nghiệm khách quan đánh giá ngữ thi và phát triển ngữ năng vào thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên/sinh viên. Từ khóa: ngữ năng/ngữ thi; ngôn ngữ/lời nói, trắc nghiệm khách quan, phát triển ngôn ngữ, sở thị, quy chiếu, Chomsky, Lyons, Saussure 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lời nói đầu bản dịch cuốn giáo trình Ngôn ngữ học đại cương của Saussure, Cao Xuân Hạo đã chọn câu đề từ sau, trích từ trong chính tác phẩm: “Ngôn ngữ học đồng đại chỉ chấp nhận một quan điểm duy nhất của người bản ngữ” [4, tr. 5]. Đối chiếu với những cặp lưỡng phân làm nên tên tuổi của nhà ngữ học Thụy Sĩ, có thể thấy vị trí của lời đề từ này trong việc nhận chân nội hàm ngữ nghĩa của ngôn ngữ (theo cách dịch Cao Xuân Hạo –dẫn theo [5]) (hay ngữ ngôn – theo cách chuyển nghĩa của Nguyễn Văn Hiệp – dẫn theo [6])/lời nói và phần nào đó là các cặp lưỡng phân tiếng tăm khác như đồng đại/lịch đại, năng biểu (cái biểu đạt)/sở biểu (cái được biểu đạt) hay tính có lí do/tính võ đoán Theo quan điểm của nhà ngữ học làm nên trường phái cấu trúc luận, mặc dù quan điểm này .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    65    2    09-05-2024
78    85    2    09-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.