Dấu ấn cổ tích dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam - nhìn từ nhân vật kì ảo

Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại tự sự: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Nhân vật trong mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung của rất nhiều thể loại tự sự dân gian là các nhân vật thường gắn với yếu tố kì ảo. Đó là hệ quả của hư cấu, tưởng tượng và của nhân sinh quan, thế giới quan điển hình của người dân lao động đương thời. | DẤU ẤN CỔ TÍCH DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM - NHÌN TỪ NHÂN VẬT KÌ ẢO HỒ HỮU NHẬT Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tóm tắt: Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại tự sự: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Nhân vật trong mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung của rất nhiều thể loại tự sự dân gian là các nhân vật thường gắn với yếu tố kì ảo. Đó là hệ quả của hư cấu, tưởng tượng và của nhân sinh quan, thế giới quan điển hình của người dân lao động đương thời. Trong truyện thiếu nhi hiện đại, dấu ấn văn học dân gian thể hiện rõ thông qua ba hiện tượng điển hình: hiện tượng ảo hóa nhân vật thực, hiện tượng đồng hóa người - vật, sự hiện diện của nhân vật siêu thực. Điều đó chứng thực một điều, dù là sản phẩm của những bối cảnh văn hóa, xã hội và của những quan niệm nghệ thuật khác nhau nhưng giữa văn học dân gian và truyện thiếu nhi đương đại vẫn có một mối liên hệ nhất định. Từ khóa: nhân vật kì ảo, văn học thiếu nhi, cổ tích dân gian, truyện hiện đại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Trong một tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi thông qua nhân vật mà nhà văn bày tỏ những quan niệm, thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình. Có nhiều tiêu chí để phân định nhân vật thành những nhóm, loại cụ thể. Dựa vào vị trí của nhân vật trong kết cấu truyện, ta có nhân vật chính, nhân vật phụ. Dạng thức nhân vật tròn (chính diện) và nhân vật dẹt (phản diện) lại được nhìn nhận từ bản chất, đạo đức nhân vật. Còn nếu nhìn từ vai trò, chức năng của nhân vật chúng ta có các kiểu nhân vật sau: nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách. Đó là cách phân loại thường thấy trong các giáo trình lí luận văn học. Ở bài viết này, chúng tôi nhìn nhận nhân vật dưới một hệ quy chiếu khác: dựa vào mức độ, liều lượng của yếu tố kì ảo trong nhân vật. Trong rất nhiều bình diện thi pháp, đây là một góc nhìn quan trọng góp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    374    1    29-04-2024
99    388    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.