Nghiên cứu liên văn bản truyện chí dị trung đại Việt Nam trường hợp Lĩnh Nam chích quái

Trong quan hệ với các văn bản xã hội như vậy, Lĩnh Nam chích quái lưu lại các mảnh chuyện, các tình tiết vụn mà bản thân tác giả cũng không thể xác định văn bản nguồn đích thực của nó: chi tiết về các lễ tục: Lễ tế cây, Lễ tắm Phật, thờ Phật mẫu; chi tiết mang màu sắc linh thiêng: thánh bay về trời. Liên văn bản, ở trường hợp này, là văn bản hóa một cách vô thức các chi tiết trong vô vàn văn bản đã tồn tại được nhà văn tiếp nhận trong quá trình sống trải. | NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP LĨNH NAM CHÍCH QUÁI NGUYỄN LÃM THẮNG - NGUYỄN VĂN LUÂN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp) là tập truyện chí dị đặc sắc thời trung đại Việt Nam, ra đời vào thời Trần. Nghiên cứu từ góc nhìn liên văn bản, Lĩnh Nam chích quái bộc lộ những giá trị độc đáo của mình thông qua mối quan hệ với truyện cổ tích và những câu chuyện tín ngưỡng dân gian. Trong quan hệ với truyện cổ tích, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện những lặp lại về cốt truyện, xem đó là kết quả chung của sự tác động bởi tâm thức cộng đồng cùng sự vay mượn của Trần Thế Pháp từ các truyện kể dân gian, đa phần là những chuyện về lễ tục tồn tại dưới dạng các văn bản xã hội: lưu truyền, hòa vào đời sống, ít lưu thành văn bản viết. Trong quan hệ với các văn bản xã hội như vậy, Lĩnh Nam chích quái lưu lại các mảnh chuyện, các tình tiết vụn mà bản thân tác giả cũng không thể xác định văn bản nguồn đích thực của nó: chi tiết về các lễ tục: Lễ tế cây, Lễ tắm Phật, thờ Phật mẫu; chi tiết mang màu sắc linh thiêng: thánh bay về trời. Liên văn bản, ở trường hợp này, là văn bản hóa một cách vô thức các chi tiết trong vô vàn văn bản đã tồn tại được nhà văn tiếp nhận trong quá trình sống trải. Từ khóa: lý thuyết liên văn bản, truyện chí dị, trung đại, Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái 1. LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM . Khái lược lý thuyết Liên văn bản “Tính liên văn bản” - cách dịch Việt ngữ thông dụng của thuật ngữ “intertextuality”, được đề xuất bởi nhà lý luận người Pháp Julia Kristeva, năm 1966 – 1967, trong bài viết giới thiệu tư tưởng của nhà lý luận Nga: M. Bakhtin: “Word, Dialogue and Novel” (Ngôn từ, đối thoại và tiểu thuyết). Ban đầu, Julia Kristeva dùng “intertextuality” thay thế cho cách gọi “tính đối thoại” vốn được quen dùng cho tư tưởng của M. Bakhtin. Kristeva đã đặt một văn bản trong mối quan hệ không thể tách rời với vô số các văn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.