Kinh tế ngoại thương đàng ngoài thế kỷ XVII – XVIII tiếp cận từ các mặt hàng xuất nhập khẩu

Lịch sử dân tộc trong hai thế kỷ XVII - XVIII không chỉ có sự chia cắt đất nước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn mà còn là một giai đoạn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Đối với Đàng Ngoài, chính sách “mở cửa” để tham gia vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh đã thu hút các thương nhân phương Đông và phương Tây đến buôn bán. | KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIII TIẾP CẬN TỪ CÁC MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU LÊ THỊ HOÀI THANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Lịch sử dân tộc trong hai thế kỷ XVII - XVIII không chỉ có sự chia cắt đất nước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn mà còn là một giai đoạn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Đối với Đàng Ngoài, chính sách “mở cửa” để tham gia vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh đã thu hút các thương nhân phương Đông và phương Tây đến buôn bán. Trong đó, nhân tố quyết định cho sự thành bại của quan hệ thương mại giữa Đàng Ngoài với thương nhân ngoại quốc chính là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, việc tìm hiểu các mặt hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Đàng Ngoài sẽ góp phần làm sáng tỏ nền kinh tế ngoại thương thế kỷ XVII – XVIII. Từ khóa: kinh tế ngoại thương, đàng ngoài, thế kỷ XVII-XVIII, xuất nhập khẩu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XVI –XVIII là thời kỳ đất nước có những chuyển biến hết sức đặc biệt trong tiến trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Tính thống nhất đất nước với chế độ trung ương tập quyền bị phá vỡ, thay vào đó là sự phân chia đất nước thành những chính quyền riêng biệt: chính quyền Bắc triều – Nam triều, tiếp đó là chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đối với chính quyền Đàng Ngoài, dù đứng chân trên vùng đất có lịch sử lâu đời ở phía Bắc nhưng vua Lê chúa Trịnh cũng phải ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội một cách toàn diện nhất. Trong đó, nền kinh tế ngoại thương phát triển với sự xuất hiện của các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Đàng Ngoài với thương nhân ngoại quốc không chỉ đánh dấu quá trình dự nhập vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh mà còn góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Đàng Ngoài đối với các nước trong khu vực. 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII – .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.