Chế độ công hữu và kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường này là do thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tương ứng với thành phần kinh tế nhà nước là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân là một hình thức của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Sở hữu là cái để phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ở nước ta, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò nền tảng và là xương sống của nền kinh tế quốc dân. | CHẾ ĐỘ CÔNG HỮU VÀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA TRẦN THỊ LIÊN Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế NGUYỄN VĂN HÒA Trung Tâm Đào Tạo Từ Xa Huế Tóm tắt: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường này là do thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tương ứng với thành phần kinh tế nhà nước là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân là một hình thức của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Sở hữu là cái để phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ở nước ta, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò nền tảng và là xương sống của nền kinh tế quốc dân. Từ khóa: Chế độ công hữu, kinh tế nhà nước, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, định hướng xã hội chủ nghĩa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng tựu trung chỉ có hai chế độ sở hữu cơ bản là chế độ sở hữu công cộng (hay còn gọi là chế độ công hữu) và chế độ sở hữu tư nhân (còn gọi là chế độ tư hữu) về tư liệu sản xuất. Tùy theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà theo đó, mỗi chế độ sở hữu lại có những trình độ, những hình thức biểu hiện cụ thể khác nhau. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, còn tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở các hình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành các thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng. Trong xã hội, chế độ sở hữu nào có vị trí chủ thể và hình thức sở hữu nào có vai trò chủ đạo thì nó sẽ quyết định chế độ chính trị, chế độ kinh tế của xã hội đó; quyết định mục đích, mô hình và con đường của nền kinh tế xã hội đó. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là mô hình và con đường phát triển của kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
94    759    1    24-04-2024
48    78    1    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.