Trong bài viết này tác giả đề xuất vận dụng ba vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận vào dạy học tác phẩm văn chương cho sinh trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú ở Tây Nguyên là: Vấn đề bạn đọc, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mỹ. | VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ BẠN ĐỌC – HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN LÊ THỊ THẢO Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk Tóm tắt: Sự ra đời của Lý thuyết tiếp nhận đã đánh dấu một bước phát triển mới của lí luận văn học cũng như khẳng định một đường hướng mới, một phương diện tiếp cận mới đối với văn học nghệ thuật. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông có ý nghĩa rất lớn đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong bài viết này tác giả đề xuất vận dụng ba vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận vào dạy học tác phẩm văn chương cho sinh trường Trung học Phổ thông Dân tộc nội trú ở Tây Nguyên là: Vấn đề bạn đọc, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mỹ. Từ khóa: vai trò bạn đọc, Bạn đọc - học sinh, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mỹ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông THPT là quá trình giáo viên tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận và sáng tạo văn học. Quá trình đó vừa mang dấu ấn riêng của hoạt động cảm thụ văn học nhà trường, vừa không rời xa những đặc trưng có tính quy luật của tiếp nhận nghệ thuật nói chung. Để hoạt động dạy học văn ở nhà trường thực sự có hiệu quả, giúp học sinh trở thành những bạn đọc thực thụ, cần vận dụng hợp lý một số vấn đề cơ bản của lý thuyết tiếp nhận như: bạn đọc, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mỹ. Đối với học sinh dân tộc ít người đang theo học tại các trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên (THPT DTNT), đây là một giải pháp tương đối hiệu quả. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ BẠN ĐỌC - HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT DTNT TÂY NGUYÊN Vấn đề tiếp nhận được đặt ra từ rất lâu, song nó mới chỉ dừng lại ở những ghi nhận, đánh giá. Bước sang thế kỷ XX, những vấn đề lí thuyết tiếp nhận (LTTN) được tiếp tục đề cập đến trong những nghiên cứu của chủ nghĩa cấu trúc trường phái Prague, .