Đánh giá biến động lòng dẫn sông Gianh, đoạn từ Cảnh Hóa đến cửa Gianh bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám & GIS kết hợp với công cụ DSAS

Mục tiêu của bài báo này là sử dụng ảnh viễn thám các năm 1988, 1994, 2006, 2013 và GIS, kết hợp với công cụ phân tích đường bờ kỹ thuật số để đánh giá tốc độ và dự báo xu thế xói lở, bồi lấp đoạn hạ lưu sông Gianh từ Cảnh Hóa đến Cửa Gianh. | ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LÒNG DẪN SÔNG GIANH, ĐOẠN TỪ CẢNH HÓA ĐẾN CỬA GIANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ẢNH VIỄN THÁM & GIS KẾT HỢP VỚI CÔNG CỤ DSAS ĐỖ QUANG THIÊN - HỒ TRUNG THÀNH Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TRỊNH THỊ GIAO CHÂU Viện TNMT & PTBV tại TP Huế Tóm tắt: Mục tiêu của bài báo này là sử dụng ảnh viễn thám các năm 1988, 1994, 2006, 2013 và GIS, kết hợp với công cụ phân tích đường bờ kỹ thuật số để đánh giá tốc độ và dự báo xu thế xói lở, bồi lấp đoạn hạ lưu sông Gianh từ Cảnh Hóa đến Cửa Gianh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động xói lở và bồi lấp luân phiên nhau trên suốt đoạn sông với tốc độ nhỏ hơn 2m/năm đến 5m/năm, hệ số xói lở từ đến hệ số bồi lấp đạt đến trên 100%, động lực xói lở - bồi lấp sông Gianh thuộc cấp độ nhanh, mạnh, rất nguy hại và rất nghiêm trọng. Trong thời gian tới, hoạt động xói lở và bồi lấp sông Gianh sẽ diễn ra với tốc độ từ yếu đến trung bình, cửa Nam sông Gianh sẽ xói lở với tốc độ 30 > 10 . Đánh giá biến động lòng dẫn sông Gianh đoạn từ Cảnh Hóa đến cửa Gianh Nhằm hiệu chỉnh và kiểm tra lại hoạt động xói lở - bồi lấp trên đoạn sông nghiên cứu, tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát hiện trạng vào tháng 8/2011 và 4/2013 [4], [6] và tóm lược sự biến đổi lòng dẫn sông Gianh theo 4 đoạn tựa đồng nhất như sau: a. Đoạn 1 từ Cảnh Hóa đến Phù Hóa: có chiều dài đường bờ khoảng 8,4km, quá trình xói lở và bồi tụ xảy ra đan xen nhau. Từ năm 1988 - 1994, lòng dẫn sông có xu hướng dịch chuyển dần về phía Nam, bồi tụ xảy ra chủ yếu ở bờ Bắc xã Cảnh Hóa, ngược lại phía bờ Nam xã Văn Hóa lại diễn ra xói lở. Từ năm 1994 - 2006, quá trình xói lở lại xảy ra ở bờ Bắc xã Phù Hóa và Cảnh Hóa, ăn sâu vào diện tích đất canh tác trên 200m. Trong khi đó, đường bờ phía Nam tương đối ổn định. Từ năm 2006 - 2013, lòng dẫn thu hẹp lại và có xu hướng dịch chuyển về phía Nam, cả bờ Bắc lẫn bờ Nam đều xảy ra bồi tụ, phía bờ Bắc bồi tụ mạnh hơn và hình thành một số bãi bồi giữa sông. Hình 5. Xói lở trên một đoạn dài 2000m qua xã

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.