Bài báo đề cập đến vấn đề xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng, ứng dụng viễn thám và GIS, từ đó đề xuất tín chỉ carbon trong việc hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng góp phần vào phát triển bền vững khu vực. | NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HOÀNG NGỌC LIN Viện NCKH Miền Trung - Viện HLKH và CN Việt Nam LÊ NĂM Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có rừng và đất rừng chiếm diện tích lớn. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh, rừng A Lưới còn có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Bài báo đề cập đến vấn đề xác định khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện A Lưới dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng, ứng dụng viễn thám và GIS, từ đó đề xuất tín chỉ carbon trong việc hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng góp phần vào phát triển bền vững khu vực. Từ khóa: hấp thụ CO2, rừng, huyện A Lưới 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ở Việt Nam việc nghiên cứu, đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng, tạo cơ sở cho việc đề xuất dự toán hiệu quả kinh tế của rừng, cũng như đề xuất tín chỉ carbon là vấn đề đang được quan tâm. A Lưới là huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích tự nhiên ha; trong đó rừng và đất rừng ha, chiếm 78,65% lãnh thổ. Ngoài chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái cho tỉnh Thừa Thiên Huế, rừng A Lưới có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất tín chỉ carbon và làm tài liệu tham khảo giúp cho các cơ quan chức năng bước đầu hoạch định chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm ảnh vệ tinh Alos/Palsar có độ phân giải 12,5 m bao phủ khu vực nghiên cứu được tham chiếu về hệ tọa .