Xây dựng thang đánh giá năng lực hiểu biết định lượng của học sinh khi giải quyết tình huống toán học hóa

Bài báo đề cập đến sáu năng lực hiểu biết định lượng theo quan điểm của Niss (2003) và Turner (2011), gồm giao tiếp với toán học, phân tích và xây dựng mô hình toán học, suy luận, sử dụng kí hiệu thuật ngữ toán học và thực hiện các phép toán, biểu diễn, giải quyết vấn đề. | XÂY DỰNG THANG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HIỂU BIẾT ĐỊNH LƯỢNG CỦA HỌC SINH KHI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TOÁN HỌC HÓA NGUYỄN THỊ TÂN AN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập đến sáu năng lực hiểu biết định lượng theo quan điểm của Niss (2003) và Turner (2011), gồm giao tiếp với toán học, phân tích và xây dựng mô hình toán học, suy luận, sử dụng kí hiệu thuật ngữ toán học và thực hiện các phép toán, biểu diễn, giải quyết vấn đề. Các năng lực này có thể được đánh giá riêng lẻ, nhưng qua phân tích các hoạt động của quá trình toán học hóa, chúng tôi nhận thấy các tình huống toán học hóa chứa đựng yếu tố định lượng đòi hỏi học sinh phải phối hợp cả 6 năng lực trên trong quá trình giải quyết vấn đề thực tế. Vì vậy, dựa trên thang đánh giá của Hiệp hội các trường Đại học Mỹ ACC&U (2009), bài báo đề xuất thang đánh giá các năng lực hiểu biết định lượng của học sinh một cách phù hợp khi giải quyết tình huống toán học hóa. Từ khóa: Hiểu biết định lượng, Năng lực hiểu biết định lượng, Tình huống toán học hóa 1. GIỚI THIỆU Trong lớp học toán, giáo viên thường tập trung dạy khái niệm, công thức, qui tắc, thuật toán để trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng giúp giải quyết các hiện tượng toán học cơ bản như giải phương trình, bất phương trình, vẽ đồ thị Tuy nhiên trong thực tế, các tình huống có thể sử dụng toán học để giải quyết thường đa dạng, phức tạp, các vấn đề không xuất hiện cùng với các quy tắc, chỉ dẫn, gợi ý mà thường đòi hỏi học sinh phải có khả năng tìm ra kiến thức toán liên quan, khả năng chuyển đổi tình huống được cho theo ngôn ngữ toán học và phải kết hợp nhiều nội dung toán khác nhau. Khả năng để có thể áp dụng các kiến thức toán cơ bản vào các ngữ cảnh hàng ngày là biểu hiện của hiểu biết định lượng. Mặc dù yêu cầu về hiểu biết định lượng (HBĐL) chỉ mới xuất hiện ở cuối thế kỉ 20, nhưng HBĐL ngày càng giành được nhiều sự quan tâm trong giáo dục toán và là một trong những năng lực HS cần được trang bị ở nhà trường, điều này cũng chi phối .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
17    90    2    24-04-2024
23    67    2    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.