Dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học (PPDH) dựa trên những dự án có liên quan đến các vấn đề thực tế cuộc sống. DHDA tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục môi trường - một nội dung không kém phần quan trọng trong nhà trường. Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc thiết kế và ví dụ dự án dạy học môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” có tích hợp giáo dục môi trường. | DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG” PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY Trường Ðại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học (PPDH) dựa trên những dự án có liên quan đến các vấn đề thực tế cuộc sống. DHDA tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục môi trường - một nội dung không kém phần quan trọng trong nhà trường. Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc thiết kế và ví dụ dự án dạy học môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” có tích hợp giáo dục môi trường. Từ khóa: Dạy học dự án, giáo dục môi trường, phương pháp dạy học hóa học phổ thông 1. GIỚI THIỆU Giáo dục môi trường là giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như người lớn để họ có hiểu biết, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” [1], [3]. DHDA là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể Cốt lõi của phương pháp DHDA là xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ tình huống thực tiễn có vấn đề. Môn học Phương pháp dạy học hóa học phổ thông là một môn học quan trọng trong chương trình đào đạo giáo viên hóa học phổ thông. Mục đích của môn học là [4]: - Giúp sinh viên (SV) biết và hiểu rõ nội dung và cấu trúc chương trình hóa học phổ thông. Từ đó, SV có một cách nhìn bao quát toàn bộ chương trình, thấy được sự liên quan giữa các nội dung, các chương, các bài trước khi tìm hiểu các dạng bài cụ .