Học thêm là hiện tượng học sinh (HS) học ngoài giờ phổ biến hiện nay cần được khảo sát để đánh giá đúng bản chất, từ đó có các đề xuất hợp lí nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Trên cơ sở phân tích kết quả của 289 phiếu điều tra HS lớp 10 ở 7 trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Huế (TP. Huế), đề tài khẳng định sự tất yếu của việc học thêm và kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ để quản lý tình trạng học thêm của HS hiện nay. | THỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10 CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾ VĂN THỊ THANH NHUNG - NGUYỄN THỊ HIỂN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN GIANG CHÂU - LÊ THỊ THANH PHƯƠNG Trường THPT chuyên Quốc Học Huế Tóm tắt: Học thêm là hiện tượng học sinh (HS) học ngoài giờ phổ biến hiện nay cần được khảo sát để đánh giá đúng bản chất, từ đó có các đề xuất hợp lí nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Trên cơ sở phân tích kết quả của 289 phiếu điều tra HS lớp 10 ở 7 trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Huế (TP. Huế), đề tài khẳng định sự tất yếu của việc học thêm và kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ để quản lý tình trạng học thêm của HS hiện nay. Từ khóa: học thêm, học sinh lớp 10, hiện trạng, nhu cầu, kiến nghị 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có chủ trương cấm dạy thêm, học thêm tràn lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân đặc biệt là nhu cầu học thêm của học sinh vẫn còn cao, nên việc học thêm vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều cấp học. Để có thể quản lí hiệu quả tình trạng học thêm hiện nay cần biết được mục đích và mức độ học thêm của HS, những tích cực và hạn chế của việc học thêm, những môn học thêm chủ yếu, thái độ và nhu cầu của HS đối với học thêm. Từ đó, đề xuất những giải pháp hợp lý để tổ chức dạy thêm và học thêm có hiệu quả. 2. QUAN NIỆM VỀ HỌC THÊM . Học thêm và các hình thức học thêm Theo chương trình phổ thông, HS học chính khoá các môn học ở trường theo quy định do sự tổ chức của nhà trường. Ngoài học tập chính khoá, HS có thể tham gia học tập bằng các hình thức khác nhau như tự học ở nhà, học ngoại khoá, học thêm Theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, dạy - học thêm được hiểu “là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”[1]. Thông tư này cũng quy định học thêm