Nén hiệu đa Mode bậc cao Hillery với ngõ vào là các đơn Mode kết hợp và đơn Mode kết hợp thêm Photon

Bài viết Nén hiệu đa Mode bậc cao Hillery với ngõ vào là các đơn Mode kết hợp và đơn Mode kết hợp thêm Photon trình bày: Mối liên hệ giữa nén hiệu biên độ trực giao đa mode bậc cao Hillery từ các photon ở ngõ vào với nén biên độ trực giao bậc cao Hillery của photon có tần số hiệu ở ngõ ra được hình thành,. . | NÉN HIỆU ĐA MODE BẬC CAO HILLERY VỚI NGÕ VÀO LÀ CÁC ĐƠN MODE KẾT HỢP VÀ ĐƠN MODE KẾT HỢP THÊM PHOTON VÕ TÌNH - NGUYỄN SĨ CƯỜNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Từ Hamiltonian của một hệ tương tác gồm các photon và các nguyên tử của môi trường phi tuyến, các phương trình chuyển động Heisenberg của các toán tử sinh (hủy) hạt photon được thiết lập. Thông qua việc giải hệ phương trình này với phép gần đúng bậc hai theo thời gian bé và tính phương sai biên độ trực giao bậc cao, mối liên hệ giữa nén hiệu biên độ trực giao đa mode bậc cao Hillery từ các photon ở ngõ vào với nén biên độ trực giao bậc cao Hillery của photon có tần số hiệu ở ngõ ra được hình thành. Cũng trong bài báo này, điều kiện nén hiệu đa mode bậc cao Hillery tổng quát được rút ra và từ đó nén hiệu đa mode bậc cao Hillery được khảo sát với các photon ở trạng thái kết hợp và kết hợp thêm photon. 1 GIỚI THIỆU Sự nghiên cứu về Laser từ năm 1960 đã cho ra đời một loạt các khái niệm cơ bản trong quang lượng tử như trạng thái kết hợp, trạng thái nén. Trạng thái kết hợp (coherent state) được đưa ra bởi Glauber và Sudarshan vào năm 1963, trạng thái kết hợp vẫn còn là một trạng thái cổ điển, tuy nhiên trạng thái này là trạng thái giới hạn giữa trạng thái cổ điển và trạng thái phi cổ điển. Trạng thái phi cổ điển đầu tiên là trạng thái nén (squeered state), được đưa ra lần đầu tiên bởi D. Stoler vào năm 1970. Tiếp theo sau trạng thái nén là các trạng thái phi cổ điển khác được đề xuất như trạng thái kết hợp phi tuyến, trạng thái kết hợp phi tuyến chẵn, lẻ, trạng thái kết hợp thêm photon đã được đưa ra [1]. Trạng thái phi cổ điển biểu hiện rõ những đặc điểm phi cổ điển như sự nén biên độ trực giao, tuân theo thống kê sub-Poisson, vi phạm bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, anti-bunching. Trạng thái nén bậc cao đa mode được khởi đầu bởi Hillery vào năm 1989 khi khảo sát hai trường hợp nén tổng Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(24)/2012: tr. 18-27 NÉN HIỆU ĐA

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.