Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực quán hàu - Tỉnh Quảng Bình

Bài viết Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong hàu ở khu vực quán hàu - Tỉnh Quảng Bình trình bày: Đánh giá hàm lượng Me II trong Hàu cho thấy, các vị trí lấy mẫu khác nhau là như nhau (hay không khác nhau) với p > 0,05; thời gian lấy mẫu khác nhau có hàm lượng Me II khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hàm lượng Me II phân tích năm 2009 và kết quả phân tích năm 2011 khác nhau không nhiều,. . | PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG HÀU Ở KHU VỰC QUÁN HÀU - TỈNH QUẢNG BÌNH LÊ THANH LONG Trường THPT Ninh Châu, Quảng Bình VÕ TIẾN DŨNG Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng trị NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Đã áp dụng thành công phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định hàm lượng CuII, PbII, CdII, ZnII (MeII) trong Hàu ở khu vực Quán Hàu – tỉnh Quảng Bình. Phương pháp đạt giới hạn phát hiện thấp (1,1 ppb đối với Cu; 1,0 ppb đối với Pb; 0,2 ppb đối với Cd và 0,075 ppm đối với Zn); độ đúng tốt đối với bốn kim loại (độ thu hồi đạt được từ 91,6 ÷ 105,7%) và độ lặp lại cao với RSD 0,05; thời gian lấy mẫu khác nhau có hàm lượng MeII khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05. Hàm lượng MeII phân tích năm 2009 và kết quả phân tích năm 2011 khác nhau không nhiều. Hàm lượng các kim loại Pb và Cd thấp hơn so với các tiêu chuẩn cho phép của Châu Âu, Australia – New Zealand và tiêu chuẩn Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Các loài động vật nhuyễn thể như: hàu, trai, ốc, nghêu, sò, vẹm là một trong những nguồn thực phẩm thiết yếu và được ưa chuộng ở nước ta. Đã từ lâu thị trấn Quán Hàu Quảng Bình nổi tiếng cả nước với nhiều món ăn ngon được chế biến từ Hàu. Hàu là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin E và chất kẽm [1], [2]. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài động vật này có thể tích tụ một số chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng trong cơ thể chúng với hàm lượng cao hơn nhiều lần so với hàm lượng ở môi trường bên ngoài. Các kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn ) từ chất thải công nghiệp, nước rò rĩ từ các khu vực khai khoáng, phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật có thể đi vào nước sông, tích luỹ trong môi trường và khuếch đại sinh học qua chuỗi thức ăn gây hại cho sức khoẻ con người và động vật thuỷ sinh, làm giảm chất lượng thuỷ sản. Bên cạnh là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, chúng là loài nhuyễn thể có vai trò làm sạch môi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.