Bài viết Chính sách “ngoại giao kinh tế” Nhật Bản với Đông Nam Á những năm 50-70 của thế kỷ XX và tác động của nó trình bày: Khái quát “chính sách ngoại giao kinh tế” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai; cụ thể hóa chính sách này đối với Đông Nam Á trong những năm 50-70 của thế kỷ XX và nêu những tác động của nó đối với Nhật Bản và Đông Nam Á,. bài viết. | Mặc dù gặp khó khăn trong tình hình kinh tế, chính trị do “cú sốc Nixon” (1971) và “cơn khoáng dầu mỏ” (1973) nhưng Nhật Bản vẫn tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, càng đẩy mạnh đầu tư hơn bởi vì một vài nước trong ASEAN sẽ là những nguồn đáp ứng nhu cầu năng lượng cần thiết cho Nhật Bản. Vào đầu những năm 70 các nước ASEAN bước đầu thực hiện “Chiến lược phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu” trong đó nhu cầu về thu hút vốn đầu tư của tư bản nước ngoài rất lớn, cộng thêm nhu cầu về đa dạng hóa quan hệ kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, Nhật Bản đã tận dụng được cơ hội khi các nước ASEAN thi hành chính sách rộng rãi, ưu đãi vốn đầu tư và nguồn viện trợ của tư bản tư nhân. Trong khoảng từ năm 1971 đến 1975, số vốn đầu tư của Nhật Bản cho việc khai thác nguồn tài nguyên ở nước ngoài tăng đều đặn. Năm 1970, số đầu tư đạt triệu đôla, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư tư nhân ở nước ngoài, đến năm 1975, con số này đã lên tới triệu đôla, chiếm 32%. Theo số liệu do Bộ ngoại giao Nhật Bản công bố, các nguồn đầu tư tư nhân của Nhật Bản vào các nước ASEAN từ năm 70 đến năm 76 như sau.