Bài viết Nghiên cứu thu nhận tổng Oxit đất hiếm từ quặng đất hiếm Kon Tum nguyên khai bằng phương pháp Axit trình bày: Nghiên cứu thu nhận tổng oxit đất hiếm từ quặng đất hiếm nguyên khai ở Kon Tum bằng phương pháp axit với: H 2 SO 4 , HNO 3 , HCl. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để thu nhận tổng oxit đất hiếm,. . | NGHIÊN CỨU THU NHẬN TỔNG OXIT ĐẤT HIẾM TỪ QUẶNG ĐẤT HIẾM KON TUM NGUYÊN KHAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP AXIT VÕ VĂN TÂN - HUỲNH THỊ TÚ OANH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Đã nghiên cứu thu nhận tổng oxit đất hiếm từ quặng đất hiếm nguyên khai ở Kon Tum bằng phương pháp axit với: H2SO4, HNO3, HCl. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để thu nhận tổng oxit đất hiếm đạt hiệu suất cao cần phải thực hiện trong những điều kiện: H2SO4 11 M, thời gian 150 phút ở nhiệt độ sôi của hỗn hợp, tỷ lệ axit/quặng = 4:1 (mL/g) và kích thước quặng ≤ 0,125 mm. 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, các nguyên tố đất hiếm đã trở thành vật liệu chiến lược cho các ngành công nghệ cao như điện - điện tử, hạt nhân, quang học, vũ trụ, vật liệu siêu dẫn, siêu nam châm, luyện kim, xúc tác, thủy tinh và gốm sứ kỹ thuật cao, phân bón vi lượng. Ở Việt Nam, các công ty khai thác sa khoáng ở Hà Tỉnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận. chỉ mới làm giàu và phân chia thành các loại tinh quặng như Ilmenite, Monazite (có chứa các nguyên tố đất hiếm), Rutil và Zircon, [2], [3], [4], [5], [6], [7] chủ yếu để xuất khẩu dưới dạng tinh quặng cho Trung Quốc, Nhật Bản. nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu để tách các nguyên tố đất hiếm từ các loại quặng chứa đất hiếm nhằm nâng cao giá trị kinh tế, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất nước là vấn đề thời sự. Khu vực Kon Tum, Buôn Ma Thuột đã từ lâu được xem là vùng phong phú khoáng sản, đặc biệt là vàng, đá quý và các kim loại quý hiếm. Các tính toán sơ bộ trong một số khu vực như ở Sông Côn, Côn Chô Rô, Đác Se Pay cho trữ lượng dự báo khoáng sản thori và các nguyên tố đất hiếm lên đến con số hàng chục triệu tấn, trong đó có các nguyên tố đất hiếm nhóm nặng chiếm tỷ lệ cao [1], [2]. Do đó, việc thu hồi đất hiếm ở khu vực Kon Tum - Buôn Ma Thuột cần được đầu tư nghiên cứu đúng mức, xứng đáng với triển vọng lớn của chúng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả bước đầu về nghiên cứu thu