Bài viết Rèn luyện kĩ năng sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội trình bày: Dẫn chứng có một vai trò quan trọng trong văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội. Nó chính là yếu tố tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ, giúp người viết, người nói đạt đến được mục đích giao tiếp. Ở trường Phổ thông, chương trình Ngữ văn chưa có sự quan tâm đến vấn đề rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng dẫn chứng,. . | RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TÔN NỮ QUỲNH MY Trường THPT Hai Bà Trưng, Huế TRẦN HỮU PHONG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Dẫn chứng có một vai trò quan trọng trong văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội. Nó chính là yếu tố tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ, giúp người viết, người nói đạt đến được mục đích giao tiếp. Ở trường Phổ thông, chương trình Ngữ văn chưa có sự quan tâm đến vấn đề rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng dẫn chứng. Vì thế, đây vẫn là cánh cổng còn bỏ ngỏ. Kĩ năng này cũng lại là điểm yếu của học sinh trung học phổ thông hiện nay. Bài viết này đề xuất một số cách thức để góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội. Đây là những cách thức có tính khả thi cao và nếu thành công sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học bộ môn Ngữ văn của học sinh ở bậc phổ thông. Từ năm 2005, chương trình sách giáo khoa cấp trung học phổ thông (THPT) thay mới hoàn toàn. Bộ môn Ngữ Văn cũng có rất nhiều điều đổi mới. Một trong số đó chính là sự chú trọng vào dạng bài viết nghị luận xã hội (NLXH). Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành khung đề thi mới cho bộ môn Ngữ văn, áp dụng cho cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đại học. Trong đó luôn luôn có câu 3 điểm là dạng bài về nghị luận xã hội. Điều này cùng với sự biên soạn của chương trình giảng dạy (có nhiều bài viết về NLXH) đã cho thấy rõ sự chú trọng của chương trình mới dành cho dạng bài viết này. Tuy nhiên, để viết được một bài nghị luận xã hội không hề là vấn đề dễ dàng so với lứa tuổi học sinh THPT. Bởi vì đa số các em thiếu kiến thức về đời sống, ít quan tâm đến các vấn đề thời sự, kĩ năng sống các em còn yếu, suy nghĩ chưa được sự sâu sắc. Ngoài ra các em còn chưa được trang bị nhiều về kĩ năng, phương pháp làm bài. Một trong số đó là kĩ năng sử dụng dẫn chứng. Để khắc phục được điểm yếu này, người giáo viên cần có sự quan tâm đầu tư công sức để nâng cao hơn nữa năng lực làm văn của học sinh,