Cảm hứng trữ tình thế sự trong ký Hoàng phủ Ngọc Tường

Bài viết Cảm hứng trữ tình thế sự trong ký Hoàng phủ Ngọc Tường trình bày: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng của nền văn học đương đại. Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc bởi trí tuệ uyên bác, vốn sống phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc. Cảm hứng trữ tình thế sự là một trong những điểm nổi bật làm nên phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể loại ký,. . | CẢM HỨNG TRỮ TÌNH THẾ SỰ TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG PHAN THỊ CHÂU NGỌC Trường THCS Nguyễn Du, Đồng Tháp TÔN THẤT DỤNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng của nền văn học đương đại. Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc bởi trí tuệ uyên bác, vốn sống phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc. Cảm hứng trữ tình thế sự là một trong những điểm nổi bật làm nên phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể loại ký. Thông qua cái tôi cảm phục vẻ đẹp nhân cách và tài năng con người và cái tôi nghĩ suy về số phận của mỗi cá nhân, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một cái nhìn mới mẻ về lịch sử, về chiến tranh, về số phận của cá nhân và dân tộc qua đó tạo nên những giá trị mới, mang tính nhân văn sâu sắc. Cảm hứng trữ tình thế sự đã góp phần tạo nên phong cách tài hoa, đậm chất triết lý của một nhà văn có tâm, có tầm - Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoàng Phủ Ngọc Tường được đánh giá là một trong số mấy nhà văn viết ký hay nhất của văn học nước ta hiện nay (Nguyên Ngọc). Những tác phẩm mang đậm chất văn hóa, lịch sử của Hoàng Phủ Ngọc Tường có một sức sống mạnh mẽ trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Sở hữu một vốn tri thức uyên bác, tỉ mẩn trong từng chi tiết, cùng với lối viết đậm chất trữ tình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên một phong cách riêng trong dòng văn xuôi đương đại. Cái tôi trữ tình trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường biểu hiện chủ yếu trên hai phương diện: Trữ tình thiên nhiên và trữ tình thế sự. Bài viết này của chúng tôi đi vào tìm hiểu cảm hứng trữ tình thế sự qua ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. 1. CÁI TÔI CẢM PHỤC VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH VÀ TÀI NĂNG CON NGƯỜI Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi pháp học hiện đại là “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật”. Đối với thể loại văn xuôi, đặc biệt là ký, chủ thể của lời nói nghệ thuật chính là bản thân tác giả. Do vậy, người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện xưng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.