Một số đặc điểm ngữ nghĩa của từ “mà” trong Tiếng Việt

Bài viết Một số đặc điểm ngữ nghĩa của từ “mà” trong Tiếng Việt trình bày: Khai thác ngữ nghĩa của từ “mà” trên quan điểm dụng học. Theo tinh thần đó, việc phân tích các phát ngôn chủ yếu dựa vào Lý thuyết hành động ngôn từ và các đối lập tình thái trong nghiên cứu ngôn ngữ. Cụ thể nghĩa tình thái của từ “mà” được phân lập thành tình thái tại lời và tình thái của lời phát ngôn,. . | MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ “MÀ” TRONG TIẾNG VIỆT NGUYỄN THANH HUY Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Nha Trang NGUYỄN THỊ BẠCH NHẠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết này tập trung khai thác ngữ nghĩa của từ “mà” trên quan điểm dụng học. Theo tinh thần đó, việc phân tích các phát ngôn chủ yếu dựa vào Lý thuyết hành động ngôn từ và các đối lập tình thái trong nghiên cứu ngôn ngữ. Cụ thể nghĩa tình thái của từ “mà” được phân lập thành tình thái tại lời và tình thái của lời phát ngôn. Và khi đi sâu vào chi tiết, các lực ngôn trung, tiền giả định, hàm ngôn được chú ý như là cách để thấy được các sắc thái ngữ nghĩa khác nhau của từ “mà” trong tình huống phát ngôn. Trong tiếng Việt, có nhiều đơn vị ngôn ngữ mà bình diện ngữ nghĩa thật khó nắm bắt, bởi lẽ nghĩa của chúng không chỉ gói gọn ở một vài nét nghĩa được miêu tả trong từ điển, mà còn là cái nghĩa nằm tiềm ẩn bên trong câu nói, gắn liền với các tình huống phát ngôn. Và mà chính là một đơn vị từ vựng như thế. Tuy nhiên, cho đến nay việc khai thác các giá trị ngữ nghĩa của từ mà trên cơ sở lực ngôn trung cũng như phạm trù tình thái vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Do vậy bài viết này sẽ cố gắng miêu tả các sắc thái ngữ nghĩa của nó trên tinh thần dụng học để lấp đầy phần nào khoảng trống ấy. 1. Với tư cách là một phương tiện tình thái, từ mà có thể bộc lộ thái độ của người tham gia giao tiếp qua câu nói với những cấp độ, sắc thái khác nhau. Do đó để có thể khai thác các giá trị ngữ nghĩa của nó một cách rốt ráo, đòi hỏi phải xác lập một khung lý thuyết miêu tả. . Ở đây, trước hết, việc phân tích sẽ dựa vào Lý thuyết hành động ngôn từ để phân tích các lực ngôn trung của các phát ngôn. Ngữ pháp nhà trường dựa trên những câu điển hình, đã phân loại câu “theo mục đích nói” thành 4 loại lớn, đó là trần thuật, nghi vấn, cầu khiến và cảm thán. Có thể nói sự phân loại các hành động ngôn trung dù theo bất kì quan điểm nào cũng chỉ mang tính tương đối và còn tồn tại nhiều bất cập. Dù vậy, việc phân loại các hành

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
88    547    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.