Bài viết Một số đặc điểm di truyền của nhông cát Leiolepis reevesii reevesii trình bày: Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii là loài Thằn lằn thuộc họ Nhông (Agamidae), lớp Bò sát (Reptile). Ở Việt Nam, nhông cát thường được bắt gặp ở những dải cát ven biển. L. reevesii được thu thập ở xã Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế,. . | MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA NHÔNG CÁT Leiolepis reevesii reevesii TRẦN QUỐC DUNG - NGÔ ĐẮC CHỨNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii là loài Thằn lằn thuộc họ Nhông (Agamidae), lớp Bò sát (Reptile). Ở Việt Nam, nhông cát thường được bắt gặp ở những dải cát ven biển. L. reevesii được thu thập ở xã Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các đặc điểm hình thái và màu sắc của các mẫu L. reevesii nghiên cứu là phù hợp với sự mô tả của Ngô Đắc Chứng (1991). Các nhiễm sắc thể kỳ giữa được chuẩn bị bằng cách nuôi cấy tế lympho bào và nhuộm băng G có cải tiến. L. reevesii có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=36, trong đó 6 cặp nhiễm sắc thể kích thước lớn (1, 2, 3, 4, 5 và 6) và 12 cặp nhiễm sắc thể còn lại (7-18) là các nhiễm sắc thể kích thước nhỏ. Kết quả phân tích trình tự 16S rRNA của ty thể cho thấy L. reevesii (C5 và C7) có độ tương đồng cao nhất với L. reevesii (AF215262) 99,4% và L. belliana (AF378379) 96,5% trong GenBank. Những trình tự 16S rRNA của các cá thể L. reevesii C5 và C7 được đăng ký trong GenBank lần lượt là EU428188, EU428189. 1. MỞ ĐẦU Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii là loài Thằn lằn thuộc họ Nhông (Agamidae), lớp Bò sát (Reptile). Ở Việt Nam, nhông cát thường được bắt gặp ở những dải cát ven biển. Từ rất lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng nhông để chữa bệnh như hen suyễn, ghẻ lở và gầy yếu ở trẻ em. Một số nơi đem ngâm rượu để uống như tắc kè và rắn. Do thịt nhông thơm ngon nên được sử dụng làm thực phẩm. Mặt khác, khi phân tích thành phần thức ăn tự nhiên của nhông cát thấy có nhiều loài động vật, thực vật khác nhau, trong đó có nhiều côn trùng có hại như cào cào, châu chấu, bọ xít, bướm, ruồi. Do đó có thể nói về mặt sinh thái, nhông cát có một vai trò nhất định trong việc cân bằng hệ sinh thái vùng cát ven biển. Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về nhông cát. Các công trình này tập trung vào các nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học, đặc điểm quần thể, sinh thái học (Ngô