Bài viết Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực Sông Hương trên quan điểm địa lý tự nhiên và đề xuất một số giải pháp bảo vệ trình bày: Rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạn chế xói mòn, điều tiết dòng chảy ở trên các lưu vực,. . | PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG TRÊN QUAN ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ NGUYỄN HOÀNG SƠN - LÊ PHÚC CHI LĂNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạn chế xói mòn, điều tiết dòng chảy ở trên các lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương đang bị tàn phá nghiêm trọng, gây tổn thương đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Trên quan điểm Địa lý tự nhiên, bài báo tiến hành phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương và đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn theo hướng bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lưu vực sông Hương có diện tích km2, nằm trong phần núi cao Trường Sơn và kéo dài ra tới biển nên địa hình trên lưu vực sông Hương chủ yếu là đồi núi (chiếm khoảng 70%). Độ cao bình quân của lưu vực là 330 m nhưng độ dốc bình quân đạt tới 28,5% - so với các sông suối đổ trực tiếp ra biển thì đây là sông có độ dốc bình quân lưu vực lớn nhất [2]. Mặt khác, đây là khu vực có lượng mưa trung bình năm vào loại lớn nhất Việt Nam, kèm theo đó là hiện tượng lũ lụt, hạn hán, bão đã làm thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của con người. Trong những năm gần đây, diện tích lớp phủ trên lưu vực sông Hương có sự biến động khá mạnh mẽ. Diện tích rừng giàu giảm từ ha năm 2000 xuống còn ha năm 2005, chủ yếu là nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn [6]. Tính đến tháng 7/2008, đã có 231,61 ha rừng đầu nguồn sông Hương thuộc các xã Bình Thành, Bình Điền và Hồng Tiến bị người dân chặt phá và lấn chiếm [6]. Sự suy giảm diện tích rừng làm gia tăng dòng chảy mặt, gây xói mòn đất đai, lũ lụt nghiêm trọng cho vùng hạ lưu, mặt khác còn gây tổn thương đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân.