Bài viết Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 nhìn từ các kiểu tư duy hiện sinh trình bày: Tiểu thuyết Việt Nam đã đổi mới cách tư duy. Đây là cách tư duy thuộc nội giới, tư duy hướng ra từ chủ thể. Ta thường gặp trong tiểu thuyết đầu thế kỷ 21 các kiểu tư duy như: tư duy đa trị, tư duy phản tỉnh, tư duy quá trình,. . | TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 21 NHÌN TỪ CÁC KIỂU TƯ DUY HIỆN SINH TRẦN THÁI HỌC - NGUYỄN TIẾN DŨNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Có ai đó đã nói rằng khởi thủy là tư duy. Không có tư duy, nghĩa là không có gì hết, kể cả tồn tại. Tuy nhiên, có tư duy và cách tư duy là hoàn toàn khác nhau. Theo đó, tiểu thuyết Việt Nam đã đổi mới cách tư duy. Đây là cách tư duy thuộc nội giới, tư duy hướng ra từ chủ thể. Ta thường gặp trong tiểu thuyết đầu thế kỷ 21 các kiểu tư duy như: tư duy đa trị, tư duy phản tỉnh, tư duy quá trình. MỞ ĐẦU Gần đây giới học thuật lại bắt đầu quan tâm đến triết học hiện sinh và biểu hiện của nó trong văn học. Vấn đề ứng dụng triết lý hiện sinh vào nghiên cứu tác phẩm văn học vẫn gặp khó khăn. Trong ý hướng đó, chúng tôi muốn khai triển các cấp độ của phạm trù triết lý hiện sinh vào tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21. Trong giới hạn của bài nghiên cứu nhỏ, chúng tôi xin đề cập đôi nét về các kiểu tư duy hiện sinh trong tiểu thuyết giai đoạn này. 1. TƯ DUY ĐA TRỊ Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã đặt định một cách căn bản về tư duy hiện sinh. Đó là thái độ nhận thức về thế giới và con người. Tư duy đa trị như là khởi đầu trong suy tư về thế giới hiện sinh. Tư duy đó được xuất phát từ nội giới và là sự phóng chiếu tinh thần ra bên ngoài của chủ thể. Nói theo triết gia Schopenhauer thì “vũ trụ là cái nhìn của tôi” (Le mode est ma représentation) [2, tr. 119]. Từ cái nhìn hướng ra từ bên trong ấy, ý nghĩa hiện thực của tác phẩm hiện hữu, vừa chủ quan lại vừa độc đáo. Cái gọi là triết lý về một thế giới độc trị đã được tiểu thuyết đầu thế kỷ phủ nhận quyết liệt. Sự khai tử thế giới quan độc quyền về chân lý đã đồng thời khai sinh kiểu suy tư đa trị trong tiểu thuyết. Suy tư đó bắt nguồn từ quan niệm cuộc đời như một dòng biến dịch không ngừng. Giá trị của vạn vật cũng vì thế mà không cố định hay neo giữ, bám víu vào một giá trị vĩnh hằng. Socrates đã minh định: “Mọi vật đang biến dịch và không có gì giữ nguyên cố định” [7, tr. .