Bài viết Phát triển tư duy khái quát cho học sinh trong dạy học vật lý thông qua việc vận dụng sơ đồ tư duy trình bày: Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Trong dạy học Vật lý, sơ đồ tư duy giúp cho học sinh từ việc khái quát hoá bài học, hệ thống hoá kiến thức, đến việc vận dụng kiến thức,. . | PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY LÊ DUY NHẤT Trường THPT chuyên Bến Tre TRẦN VĂN THẠNH Trường Đại học An Giang Tóm tắt: Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Trong dạy học Vật lý, sơ đồ tư duy giúp cho học sinh từ việc khái quát hoá bài học, hệ thống hoá kiến thức, đến việc vận dụng kiến thức. Bài báo đề cập đến việc vận dụng sơ đồ tư duy nhằm phát triển tư duy khái quát cho học sinh trong dạy học Vật lý lớp 10 THPT. 1. VAI TRÒ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ . Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy, Mind Map, viết tắt là SĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó. SĐTD là một trong các cách phản ánh hình thức hoạt động của não bộ thông qua các liên kết. Liên kết ở SĐTD có vai trò như các liên kết của các nơron thần kinh [4]. Hình 1. Sự tương tự về cấu trúc các nơron thần kinh và SĐTD Trong dạy học, SĐTD giúp người học hệ thống kiến thức một cách dễ dàng, phát triển được kỹ năng khái quát hoá và phát huy tính sáng tạo trong học tập. Những ưu điểm của SĐTD tiêu biểu như: dễ nắm được trọng tâm bài học, đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép truyền thống, tiếp thu kiến thức mới linh hoạt và hiệu quả, giúp người Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 95-101 96 TRẦN VĂN THẠNH - LÊ DUY NHẤT học tự tin hơn vào khả năng của mình, tạo hứng thú cho học sinh; học sinh hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn. Do đặc điểm của SĐTD là tính hệ thống nên nó giúp phát triển tư duy cho người học như tư duy hệ thống, tư duy khái quát, tư duy logic, tư duy tổng hợp một cách hiệu quả. . Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học vật lý Thực tế yêu cầu người học không chỉ có kiến thức mà còn .